Thời tiết chuyển mùa là cơ hội thuận lợi để
bệnh viêm mũi cấp
tính lan truyền rộng rãi. Vì thế các bậc phụ huynh cần chú ý hơn trong cách
phòng bệnh và điều trị cho trẻ. Nếu có các triệu chứng của bệnh nên đưa trẻ đến
khám tại các chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị thích hợp.
Triệu chứng viêm mũi ở trẻ
Thoạt tiên trẻ bị ngứa mũi, hắt hơi từng
tràng hoặc từng cái một, nặng đầu, đau mỏi chân tay. Sốt khoảng 39oC. Ban ngày
thì nằm lịm, ban đêm thì quấy khóc bắt mẹ phải bế luôn trên tay. Nếu ở trẻ mới
sinh mũi dễ bị tắc do lỗ mũi rất nhỏ trong khi đó trẻ lại chưa có thói quen thở
bằng miệng nên rất dễ bị khó thở, trẻ quấy khóc, có hiện tượng co kéo ở thượng ức
và thượng đòn. Hai hốc mũi trẻ sung huyết đỏ và ứ đọng nhiều dịch.
Trẻ khó bú vì mỗi lần ngậm vú trẻ lại bị
ngạt thở, tím tái hoặc bỏ bú ra giãy giụa và khóc thét lên. Trẻ hay bị đi
ngoài, nôn trớ và gầy tọp đi.
Bệnh viêm mũi ở trẻ kéo dài độ 3-5 ngày
thì thuyên giảm: mũi bớt chảy, thở thông, nhiệt độ trở lại bình thường nhưng
triệu chứng tiêu chảy và nôn còn kéo dài thêm độ 2 ngày nữa. Bệnh hay gây ra
các biến chứng nguy hiểm như viêm tai xương chũm cấp diễn với hội chứng nhiễm độc
thần kinh, viêm phế quản, áp xe thành sau họng.
Điều trị
Điều trị viêm mũi ở trẻ đầu tiên là làm
thông thoáng hai hốc mũi.Mũi có thở thông thì sức đề kháng của niêm mạc mới phục
hồi và đồng thời trẻ mới bú được.
Làm sạch dịch nhày trong mũi và nhỏ thuốc
co mạch như adrénaline 0,1%. Kháng sinh không có tác dụng đối với loại viêm mũi
này mà chỉ sử dụng khi có biến chứng viêm xương chũm hoặc viêm phế quản phổi.
Phòng tránh viêm mũi ở trẻ
Phòng tránh viêm mũi ở trẻ bằng cách giữ ấm,
tránh để trẻ chơi ở nơi có gió lùa.Không nên để người lạ bế trẻ và hôn hít nhiều.Nếu
thấy ở vườn trẻ có trẻ bị cảm lạnh phải đề nghị nghỉ học để cách ly với trẻ khỏe
và nhỏ thuốc mũi dự phòng cho các trẻ khác trong lớp.Không nên bế trẻ đi chơi
đêm.Nên nạo V.A cho những trẻ bị cảm lạnh tái phát trên 5 lần trong một năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét