Mẹ cháu năm nay 45 tuổi bị
viêm mũi dị ứng đã nhiều năm, có lẽ do làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn.
Trước mẹ cháu làm ở nhà máy may, suốt ngày cháu thấy mẹ hắt hơi liên tục, chảy
nước mũi nhiều... Mặc dù đã chữa nhiều nơi, uống nhiều thuốc Nam, thuốc Bắc và
cả thuốc Tây nữa mà chẳng khỏi. Bác sĩ cho cháu hỏi mẹ nên uống thuốc và điều trị viêm mũi dị ứng như
thế nào mới khỏi được ạ. Cháu cảm ơn bác sĩ ạ!
Trả lời
Viêm mũi dị ứng là căn bệnh rất khó điều
trị, mẹ bạn cần có sự kiên trì và đi khám tại bệnh viện Tai – Mũi – Họng, bạn
nên trình bày kỹ với bác sĩ về quá trình diễn biến bệnh của mẹ bạn để các bác
sĩ có hướng điều trị tích cực.
Để điều trị viêm mũi dị các, đầu tiên bác
sĩ cần xác định yếu tố gây dị ứng, người ta chia bệnh viêm mũi dị ứng thành các
dạng sau:
Viêm mũi dị ứng theo mùa
Yếu tố gây dị ứng thường gặp là phấn hoa
và bụi nấm mốc ngoài trời.Một người dị ứng với loại phấn hoa này cũng có thể dị
ứng với nhiều loại phấn hoa khác.
Viêm mũi dị ứng quanh năm
Yếu tố gây dị ứng thường là bụi trong nhà
(hoặc bụi ngoài trời nếu bụi này có trong không khí quanh năm), lông chó mèo,
con mọt (có trong không khí, da người, lông vật nuôi, chăn nệm, đồ chơi…). Con
gián và các loài gặm nhấm trong nhà cũng được coi là nguyên nhân gây hen và
viêm mũi dị ứng quanh năm.
Viêm mũi dị ứng không thường xuyên
Xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với tác nhân
gây dị ứng như bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa.Khi hết tiếp xúc thì không còn triệu
chứng dị ứng.Dị ứng không thường xuyên còn có thể xảy ra đối với thức ăn.Trong
trường hợp này, bệnh nhân còn có triệu chứng nổi mề đay, ngứa hoặc đau bụng,
tiêu chảy.
Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp
Do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng tại
nơi làm việc (bụi phấn, bụi gỗ, lông thú, găng tay nhựa…).
Việc phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng
gồm 3 bước chủ yếu:
Kiểm soát môi trường tránh tác nhân gây dị ứng: Đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối
sinh lý, tắm gội sạch sẽ (để loại hết bụi trên tóc, trên da) sau khi ra ngoài
trời. Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, bao gối, màn cửa và phơi
dưới ánh sáng mặt trời. Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải.Không nuôi chó
mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà.Nếu trẻ bị dị ứng nhiều, hạn chế cho
chơi thú nhồi bông.
Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế tối đa sự
tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa, hương liệu hay những chất nặng mùi
khác. Đối với dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, nên dùng khẩu trang,
mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế.
Dùng thuốc:Hầu hết
các trường hợp viêm mũi dị ứng đều đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Thuốc chống
nghẹt mũi có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với Antihistamines. Thuốc có thể gây
tác dụng phụ như hồi hộp, lo âu, mất ngủ và quánh đàm.
Không nên dùng thuốc chống nghẹt mũi dạng
xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày.Việc lạm dụng nó sẽ gây hiện tượng sinh lý phản hồi,
khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi
do thuốc và nghiện thuốc, rất khó điều trị.
Điều trị: Sử dụng
phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu (MDLP)
có hiệu quả từ 60 – 80% trên người bệnh. Tuy nhiên thời gian điều trị đòi hỏi
phải ít nhất là từ 6 tháng tới 3 năm để cơ thể sản xuất và duy trì kháng thể chống
lại yếu tố gây dị ứng.
Để thuốc phát huy hiệu quả, người bệnh cần
kiên trì điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Nhiều bệnh nhân tiêm thuốc được vài
tháng thì mất kiên nhẫn, bỏ ngang, bệnh đã đỡ được 80 – 90% nhưng sau đó lại
nhanh chóng tái phát.
Sau khi ngừng tiêm, lượng kháng thể này sẽ
giảm dần và bệnh có thể tái phát, phải tiêm đợt khác.Tuy nhiên, nếu mỗi đợt
tiêm càng kéo dài thì sau đó khoảng thời gian bạn phòng được bệnh viêm mũi dị ứng
càng lâu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét