Hơn 57% bệnh nhân đến khám ở Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM vì viêm xoang là bệnh rất thường gặp ở người lớn cũng như ở trẻ em.Bệnh viêm xoang có rất nhiều loại.Một người có thể nhận biết mình có bị viêm xoang hay không qua đánh giá năm triệu chứng chính và sáu triệu chứng phụ.
Năm triệu chứng chính gồm: nghẹt mũi; chảy mũi: chảy mũi trước, chảy mũi sau: khịt, khạc, ngửi kém, mất mùi; đau nhức mũi mặt (góc mũi mắt, vùng má, thái dương, vùng trán, vùng chẩm, đau sâu trong hố mắt); nhức đầu; sốt: thường ở viêm xoang cấp.
Sáu triệu chứng phụ gồm: nhức đầu (đỉnh, thái dương, chẩm gáy); ho dai dẳng (không có nguyên nhân ở họng hoặc khí phế quản); đau tai hay cảm giác đầy, căng, nặng trong tai; nhức răng; hơi thở hôi; mệt mỏi, không tập trung, ảnh hưởng đến sức làm việc trí óc.
Một người được chẩn đoán bị viêm xoang khi có hai triệu chứng chính trở lên, hoặc có một triệu chứng chính đi kèm thêm hai hoặc hơn hai triệu chứng phụ. Có thể nghi ngờ bệnh nhân bị viêm xoang khi có một triệu chứng chính hoặc có các triệu chứng phụ và các yếu tố khiến viêm xoang dễ phát triển như bệnh nhân có dị ứng, vẹo vách ngăn mũi, hút thuốc... Để xác định chính xác một bệnh nhân có bị viêm xoang hay không, chỉ cần chụp X-quang xoang thông thường, hoặc kết hợp chụp X-quang xoang với nội soi mũi xoang.Với những trường hợp khó hơn cần phải chụp CT-Scanner để chẩn đoán.
Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014
Những thói quen không tốt cho người bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Người bệnh thường chỉ quan tâm và tuân thủ nghiêm ngặt các đợt điều trị viêm mũi dị ứng mà quên rằng có những thói quen dù rất nhỏ như dưới đây nhưng cũng là yếu tố khởi nguồn hoặc là tác nhân làm cho bệnh nặng thêm.
1. Dùng tay ngoáy mũi
Với nhiệm vụ cầm nắm tay tiếp xúc với rất nhiều đồ vật xung quanh, tay có thể chứa rất nhiều bụi bẩn ngay cả khi vừa được rửa xong. Dùng ngón tay ngoáy mũi sẽ mang vi khuẩn vào mũi, hơn nữa móng tay cũng dễ làm tổn thương niêm mạc, gây viêm và dẫn tới viêm mũi dị ứng.
2. Không đeo khẩu trang
Những vật dụng rất nhỏ như chiếc khẩu trang lại vô cùng hữu ích trong việc giúp ngăn cản, hạn chế bớt bụi bẩn, khí độc, mùi lạ vào mũi. Hãy tạo thói quen mang theo nó mỗi khi ra ngoài bởi tình trạng ô nhiễm như hiện nay hoàn toàn không tốt cho chiếc mũi vốn đã nhạy cảm của bạn.
1. Dùng tay ngoáy mũi
Với nhiệm vụ cầm nắm tay tiếp xúc với rất nhiều đồ vật xung quanh, tay có thể chứa rất nhiều bụi bẩn ngay cả khi vừa được rửa xong. Dùng ngón tay ngoáy mũi sẽ mang vi khuẩn vào mũi, hơn nữa móng tay cũng dễ làm tổn thương niêm mạc, gây viêm và dẫn tới viêm mũi dị ứng.
2. Không đeo khẩu trang
Những vật dụng rất nhỏ như chiếc khẩu trang lại vô cùng hữu ích trong việc giúp ngăn cản, hạn chế bớt bụi bẩn, khí độc, mùi lạ vào mũi. Hãy tạo thói quen mang theo nó mỗi khi ra ngoài bởi tình trạng ô nhiễm như hiện nay hoàn toàn không tốt cho chiếc mũi vốn đã nhạy cảm của bạn.
Viêm xoang có thể gây biến chứng ở mắt
"Với môi trường đầy bụi bặm và độ ẩm không khí cao như ở Việt Nam, nguy cơ mắc phải bệnh viêm mũi xoang là khá lớn.Viêm xoang có thể gây ra khá nhiều biến chứng nguy hiểm nếu điều trị không đúng cách.Chúng ta hãy điểm qua các biến chứng có thể của viêm mũi xoang với mắt.
1. Viêm mô tế bào trước vách
Hay dễ hiểu hơn là ápxe mi mắt. “Khổ chủ” trước đó đã bị viêm xoang nhiều lần nhưng chẳng ảnh hưởng gì đến “hòa bình thế giới”, nên nay tái phát vẫn xem là “chuyện nhỏ như con thỏ”. Bỗng nhiên một sáng thức dậy thấy mi trên (nếu là viêm xoang trán, xoang sàng) hoặc mi dưới (nếu là viêm xoang hàm) tự nhiên sưng tấy và đỏ mọng, đau nhức nhiều. Tuy vậy, đây là biến chứng tương đối dễ chịu nhất vì dù sưng đau và mắt trở nên ti hí nhưng nhãn cầu vẫn “nhìn ngang liếc dọc” bình thường và thị lực vẫn “ngon lành”. Điều trị kháng sinh cũng mang lại hiệu quả khá nhanh, nhưng nếu vẫn còn lề mề chữa trị thì mi mắt sẽ bị ápxe và vỡ mủ sau 4-5 ngày ở phần ba trong mi mắt, để lại vết sẹo khó có thể xóa đi...
1. Viêm mô tế bào trước vách
Hay dễ hiểu hơn là ápxe mi mắt. “Khổ chủ” trước đó đã bị viêm xoang nhiều lần nhưng chẳng ảnh hưởng gì đến “hòa bình thế giới”, nên nay tái phát vẫn xem là “chuyện nhỏ như con thỏ”. Bỗng nhiên một sáng thức dậy thấy mi trên (nếu là viêm xoang trán, xoang sàng) hoặc mi dưới (nếu là viêm xoang hàm) tự nhiên sưng tấy và đỏ mọng, đau nhức nhiều. Tuy vậy, đây là biến chứng tương đối dễ chịu nhất vì dù sưng đau và mắt trở nên ti hí nhưng nhãn cầu vẫn “nhìn ngang liếc dọc” bình thường và thị lực vẫn “ngon lành”. Điều trị kháng sinh cũng mang lại hiệu quả khá nhanh, nhưng nếu vẫn còn lề mề chữa trị thì mi mắt sẽ bị ápxe và vỡ mủ sau 4-5 ngày ở phần ba trong mi mắt, để lại vết sẹo khó có thể xóa đi...
Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014
Cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng
Mẹ cháu năm nay 45 tuổi bị
viêm mũi dị ứng đã nhiều năm, có lẽ do làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn.
Trước mẹ cháu làm ở nhà máy may, suốt ngày cháu thấy mẹ hắt hơi liên tục, chảy
nước mũi nhiều... Mặc dù đã chữa nhiều nơi, uống nhiều thuốc Nam, thuốc Bắc và
cả thuốc Tây nữa mà chẳng khỏi. Bác sĩ cho cháu hỏi mẹ nên uống thuốc và điều trị viêm mũi dị ứng như
thế nào mới khỏi được ạ. Cháu cảm ơn bác sĩ ạ!
Trả lời
Viêm mũi dị ứng là căn bệnh rất khó điều
trị, mẹ bạn cần có sự kiên trì và đi khám tại bệnh viện Tai – Mũi – Họng, bạn
nên trình bày kỹ với bác sĩ về quá trình diễn biến bệnh của mẹ bạn để các bác
sĩ có hướng điều trị tích cực.
Để điều trị viêm mũi dị các, đầu tiên bác
sĩ cần xác định yếu tố gây dị ứng, người ta chia bệnh viêm mũi dị ứng thành các
dạng sau:
Viêm mũi dị ứng theo mùa
Yếu tố gây dị ứng thường gặp là phấn hoa
và bụi nấm mốc ngoài trời.Một người dị ứng với loại phấn hoa này cũng có thể dị
ứng với nhiều loại phấn hoa khác.
Google Account Video Purchases
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Có nên cắt amidan hay không?
Những cơn sốt kèm theo cảm giác đau họng,
đau đầu, khó nuốt... hành hạ bạn hằng ngày nhưng bạn vẫn không biết có nên cắt amidan hay không và
hướng điều trị như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp bạn giải đáp những
băn khoăn này.
Viêm amiđan do đâu?
Những virus gây viêm amiđan thường là thuộc
dòng epstein-barr, mà cũng thường gây sốt và virus thuộc nhóm adeno.Những virus
này có thể gây ra những viêm nhiễm khác trong cơ thể bao gồm cả ở vùng ngực.Vi
khuẩn gây viêm amiđan gồm nhóm streptococcus. Ngoài ra, viêm amdian có thể bắt
đầu khi bị biến chứng sau khi nhiễm một loại siêu vi nào đó. Ngoài cảm giác
đau, bạn có thể nhận biết chứng viêm amiđan, bởi vì amiđan trở nên sưng đỏ, đau
và có các đốm trắng ở trên bề mặt. Các tuyến ở cổ cũng thường sưng lên.
Google Account Video Purchases
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Một số lưu ý với bệnh viêm xoang mãn tính
Viêm xoang cấp tính lẫn mạn tính trong trường hợp nhẹ, chỉ cần uống
thuốc kháng viêm, kháng dị ứng, kèm theo dùng thuốc xịt mũi để làm loãng chất
nhầy, trôi bợn dơ, giúp mũi thông thoáng. Nếu bị nặng (kéo dài, các triệu chứng
diễn ra thường xuyên…) bệnh nhân cần đến khám chuyên khoa Tai mũi họng để được rửa
xoang, hoặc nếu cần sẽ phẫu thuật nội soi để lấy mủ ra khi điều trị không hiệu
quả.
Nếu không điều trị đúng phương pháp và kịp thời bệnh viêm xoang mạn
tính có thể đưa đến những biến chứng rất nghiệm trọng như viêm tắc nghẽn mô
quanh vùng mặt, viêm tắc tĩnh mạch xung quanh (tĩnh mạch hang), có thể làm mù mắt…
Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014
Các loại bệnh thường gặp khi chuyển mùa
Khi thời tiết chuyển mùa thay đổi thất thường
thì có 4 nhóm bệnh lý dễ mắc phải mà mọi người nên chú ý phòng tránh. Trong đó,
nhóm bệnh lý về hô hấp như viêm xoang cấp, viêm tai giữa, viêm phổi... là hay gặp nhất.
Google Account Video Purchases
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014
Một số bí quyết phòng bệnh viêm họng mùa hè
Viêm họng là một bệnh tai mũi họng rất phổ biến vào mùa hè,
đặc biệt là ở trẻ em khi sức đề kháng còn yếu, do uống nước lạnh kết hợp với thức
ăn ướp muối khiến cổ họng bị ngứa rồi viêm. Ngoài ra, viêm amidan cũng là
nguyên nhân gây ngứa họng và ho. Dưới đây là một số bí quyết phòng tránh viêm họng
đơn giản mà rất hiệu quả.
Google Account Video Purchases
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Ngạt mũi và cách chữa trị
Ngạt mũi là một hiện tượng bệnh phổ biến
nên thông thường chúng ta rất chủ quan. Nhưng theo các chuyên gia tai mũi họng, đây là một
dấu hiệu cần được quan tâm theo dõi vì có thể là triệu chứng của các bệnh lý
nguy hiểm như khối u, dị vật…
Hiện tượng ngạt mũi có thể gặp ở mọi lứa
tuổi, là cấp tính hoặc mạn tính.Bình thường, chúng ta thở đường mũi một cách chậm
rãi, đều đặn, không có tiếng kêu và miệng thì ngậm lại; khi bịt một bên mũi, ta
vẫn thở được dễ dàng.Khi ngạt mũi, ta thở khó khăn và có tiếng kêu; nếu bịt một
bên mũi, ta sẽ ngạt và phải thở bằng miệng. Người bị ngạt mũi ban đêm hay ngáy
và sáng dậy họng bị khô, có cảm giác vướng họng, thường xuyên phải đằng hắng.
Khi thở bằng miệng, không khí đi vào không được lọc sạch và sưởi ấm nên dễ gây
viêm họng, viêm thanh quản, phế quản… bệnh nhân không phát âm được những chữ m,
n và nói giọng mũi kín.
Một số trường hợp tắc mũi gây ù tai, nghe
kém do viêm phù nề và mủ đọng (làm tắc đường thông thương giữa mũi và tai).
Viêm nhiễm ở mũi lâu dài có thể lan lên mắt, gây viêm túi lệ, viêm màng tiếp hợp,
viêm mí mắt (thông qua ống dẫn mắt mũi). Tình trạng ngạt tắc mũi thường xuyên ảnh
hưởng xấu đến khuôn mặt như gây hẹp hàm ếch, răng vẩu, cằm nhô, lồng ngực xẹp…
Bệnh nhân ngạt mũi thường xuyên thường bị thiếu không khí nên không được linh
hoạt, hay chậm chạp, lười biếng, nhức đầu và khó tập trung tư tưởng.
Có thể đánh giá mức độ ngạt mũi bằng cách
bịt từng bên mũi, để lưng bàn tay vào sát lỗ mũi bên kia để nghe luồng khí đi
qua. Cũng có thể hoặc đặt một gương nhỏ trước cửa mũi rồi thử từng bên xem có mờ
gương hay không.
Nguyên nhân gây ngạt mũi
Dị tật bẩm sinh: Thường gặp ở trẻ mới đẻ
do cửa mũi phía sau bị bịt bởi một lớp màng hoặc mảnh xương. Trẻ thường khó thở
do phản xạ thở bằng mồm chưa hoàn thiện. Nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có
thể tử vong.
Viêm nhiễm: Viêm mũi họng ở trẻ em, viêm
mũi xoang…
Khối u: Lành tính hoặc ác tính.
Chấn thương hoặc có dị vật trong mũi: Thường
do trẻ em tự nhét vào mũi các hạt lạc, sáp màu…
Rối loạn cảm giác ở mũi: Đường thở thông
nhưng bệnh nhân vẫn kêu ngạt mũi, thường xảy ra ở những người mất cảm giác tại
mũi.
Rối loạn nội tiết: Hay xảy ra ở những phụ
nữ có thai có thai.
Với những trường hợp ngạt mũi do viêm nhiễm
cấp tính, có thể dùng một số lá xông chứa tinh dầu hoặc thuốc có tinh dầu để
xông mũi trong 5-10 phút. Không nên dùng thuốc quá nóng hoặc nhỏ quá nhiều vì
hơi thuốc sẽ bốc lên mạnh, rất khó chịu.Không dùng cách này cho trẻ em, đặc biệt
là trẻ dưới 2 tuổi.
Nếu nhỏ thuốc co mạch, không được dùng quá
10 ngày vì dễ gây viêm mũi do thuốc – một loại bệnh rất khó điều trị. Tốt nhất
là nên đến thầy thuốc chuyên khoa tai mui hong để có phương pháp điều trị đúng
đắn ngay từ đầu.
Google Account Video Purchases
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Một số bệnh viêm mũi ở trẻ em cần phải đề phòng
Viêm mũi ở trẻ em rất đa dạng và phổ biến.Nhưng
nhiều phụ huynh vì ít quan tâm và chủ quan với các loại bệnh này nên dẫn đến
nhiều biến chứng nghiêm trọng cho trẻ.Bài viết dưới đây chia sẻ với các bậc phụ
huynh cách phòng bệnh và điều trị của một số bệnh viêm mũi thường gặp.
Viêm mũi cấp tính thông thường ở trẻ em
Thời tiết chuyển mùa là cơ hội thuận lợi để
bệnh viêm mũi cấp
tính lan truyền rộng rãi. Vì thế các bậc phụ huynh cần chú ý hơn trong cách
phòng bệnh và điều trị cho trẻ. Nếu có các triệu chứng của bệnh nên đưa trẻ đến
khám tại các chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị thích hợp.
Nhãn:
bệnh viện tai mũi họng,
viêm mũi
Google Account Video Purchases
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)