Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Tổng qua về bệnh viêm mũi xuất tiết

Bệnh viêm mũi xuất tiết là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là vào mùa lạnh. Vì thế các bậc phụ huynh cần lưu ý và trang bị một số kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ và đối phó với căn bệnh này.

Viêm mũi xuất tiết là gì?


Viêm mũi xuất tiết là tình trạng mũi và họng có dịch nhầy, thường xuất hiện trong trường hợp viêm mũi họng cấp, cảm cúm. Những triệu chứng kể trên chứng tỏ đây không phải là viêm xoang. Tuy không nguy hiểm nhưng viêm mũi xuất tiết lại rất hay gây biến chứng làm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe như giảm thị lực, viêm họng, ho kéo dài, viêm thanh – khí – phế quản… Chính vì thế cần chẩn đoán và điều trị viêm mũi xoang ở giai đoạn xuất tiết.

Nguyên nhân gây viêm mũi xuất tiết ?


Viêm mũi xuất tiết thường bắt đầu bằng dấu hiệu hắt hơi, rồi chảy nước mũi trong. Lúc này niêm mạc mũi nề sũng làm ngạt, tắc mũi thường xuyên.

Viêm mũi xoang xuất tiết chủ yếu hình thành và phát triển trong mùa lạnh, nhất là giai đoạn chuyển mùa từ nóng sang lạnh.

Bệnh viêm mũi xuất tiết thường do thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm quá cao và môi trường bị ô nhiễm. Khói thuốc lá, khói bụi, hóa chất… gây cho mũi khó thở, dịch nhầy không tiết được ra ngoài. Bệnh thường gặp ở trẻ em vì cơ thể của trẻ có sức đề kháng yếu, không có khả năng chống lại những vi khuẩn gây bệnh.
Để phòng chống viêm mũi xoang xuất tiết, bạn nên đeo khẩu trang khi ra đường, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh. Nhà nên kín gió và luôn thông thoáng, sạch sẽ. Nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước trái cây và muối khoáng. Có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý. Tập thể dục, yoga, thiền… là cách nâng cao thể trạng.

Điều trị viêm mũi xuất tiết không khó


Rửa mũi xoang hằng ngày: Dùng lọ nước muối sinh lý 0.9% loại 250- 500 ml treo cao khoảng 1,5- 2m, cắm dây dịch truyền vào bình, đầu kia thay kim tiêm bằng ống hút inox, bạn ngồi cúi đầu ra trước, hứng chậu nước dưới chân, mở van cho dòng nước muối xịt mạch vào mũi, như vậy các chất tiết, chất viêm, vi trùng… trong các ngách mũi xoang sẽ bị kéo ra.

Sử dụng thuốc giảm xuất tiết từ niêm mạc mũi xoang đường uống như nhóm thuốc kháng histamin H1 chọn lọc. Nhóm thuốc này có tác dụng phong bế các thụ thể H1 ở ngoại biên, ức chế phóng thích histamin từ dưỡng bào như Chlorpheniramin maleat, loratidin, fexofenadin hydoclorid, desloratidin…

Thuốc làm săn khô niêm mạc mũi là nhóm muối bạc: argyrol, thuốc này dễ bị phân hủy bởi ánh sáng nên thuốc được bọc bởi một lớp giấy than chống ánh sáng và sử dụng mỗi lọ chỉ dưới 10 ngày.

Thuốc chống viêm mũi xoang xuất tiết có corticoid dạng nhỏ như polydexa, collydexa… dùng dưới 7 ngày. Thuốc corticoid tại chỗ tuy chỉ có khoảng 2% hấp thu vào máu nhưng nếu không được điều trị đúng phương pháp cũng sẽ gây một số biến chứng. Vì tác dụng ức chế sự lành vết thương của corticoid, các bệnh nhân vừa qua phẫu thuật mũi hay chấn thương mũi không được dùng corticoid đường mũi cho tới khi lành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét