Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Chẩn đoán bệnh viêm xoang sàng sau



Viêm xoang sàng là một căn bệnh gây khó chịu cho bệnh nhân bởi các triệu chứng như nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi...Nếu để tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm, vì thế cần phải phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin để chẩn đoán và phát hiện bệnh.

Các xoang sàng sau, xoang bướm do thông với hốc mũi hạn chế nên dễ bị viêm xoang sau mạn. Viêm xoang sau mạn do không gây ngạt tắc mũi, chảy mũi mủ ra trước nên thường ít được lưu ý đến, dễ bỏ qua. Tuy nhiên viêm xoang sau gây nhức đầu ở vùng gáy, đỉnh, dễ đưa tới các biến chứng đường hô hấp dưới và viêm thần kinh mắt. Điều trị viêm xoang sau cũng không khó khắn, đòi hỏi nhiều thời gian hơn.

Chuẩn đoán bệnh viêm xoang sàn sau

Do các xoang sau nằm sâu trong phía hốc mũi, sau mặt nên các triệu chứng thường âm ỉ, không rõ như các xoang trước.

+  Nhức đầu, thường âm ỉ ở vùng sau gáy hay vùng đỉnh, chẩm.

Do các lỗ thông xoang sau với mũi ở phía sau nên mủ không chảy ra mũi mà chảy xuống hỏng. Với viêm xoang sau mủ nhầy, đặc, có mùi hôi, dính ở vòm họng thường phải khịt, khạc mủ mới xuống được cổ họng. Cũng do mủ luôn đọng, dính ở vòm, thành sau họng nên luôn có cảm giác vướng, khó chịu ở họng.

+  Do mủ không chảy, xì ra qua mũi mà theo thành sau họng xuống đường hô hấp dưới nên khi bị viêm xoang sau hay bị ho, đưa tới viêm họng mạn, với ngứa, rát, khô họng, các hạt lympho thành sau họng bị mủ kích thích nên bị viêm, nề đỏ, to ra dễ chuẩn đoán nhầm với viêm họng hạt. Dễ đưa tới viêm thanh quản mạn hay u lành như hạt xơ dây thanh quản ở người phải nói nhiều. Ở người cao tuổi dễ đưa tới viêm khí – phế quản mạn, dễ lâu thành viêm giãn phế quản với ho kéo dài, khạc đờm nhiều, có mủ nhất là về đêm.

Ở trẻ em dễ đưa tới viêm khi – phế quản co thắt với cơn ho kéo dài về đêm, có thể khó thở, có tiếng thở rít như cơn hen.

+  Đặc biệt xoang sàng sau khi chạy sát và dọc theo dây thần kinh mắt(thị thần kinh) nên dễ gây mờ mắt: mờ mắt có thể từng lúc rồi qua đi nhưng cũng có thể gây mờ mắt, giảm thị lực liên tục ngày càng tăng dần đưa tới mất sức nhìn được gọi là viêm thị thần kinh do viêm xoang cần được kết hợp hai chuyên khoa Mắt và Tai Mũi Họng để xác định chuẩn đoán và phẩu thuật để cấp để cứu vãn sức nhìn.

+  Viêm xoang sau mạn khi thăm khám bằng đèn Clar thường khó phát hiện vì hốc mũi có thể vẫn bình thường, phải soi mũi sau bằng gương nhỏ. Tốt hơn nên khám nội soi mũi xoang: với ống nội soi nhỏ đưa qua hốc mũi để quan sát được trực tiếp lỗ thông xoang sau với mũi ở phía sau hốc mũi, thấy được nhầy, mủ ứ đọng ở lỗ thông xoang hay ở vomg họng.
Với phim Xquang tư thế Hirtz cũng không cho thấy được các hình ảnh rõ rang(ngày cả khi chụp tốt) nên nếu có điều kiện chụp cắt lớp vi tính(CTScan) sẽ cho thấy hình ảnh các tổn thương xoang đầu đủ hơn.

Theo benh vien fv 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét