Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Các sai lầm thường gặp trong điều trị viêm mũi dị ứng



Thời tiết thay đổi thất thường, môi trường ô nhiễm là một trong số các nguyên nhân gây ra bệnh Viêm mũi dị ứng. đây là căn bệnh phổ biến hiện nay, gây phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Trị viêm mũi dị ứng sao cho dứt điểm vẫn còn nhiều khó khăn, người bệnh cũng nên tránh những sai lầm sau tránh để tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.

1. Không hiểu rõ về các tác nhân dẫn đến dị ứng

Một số trường hợp người bệnh viêm mũi dị ứng thường nghĩ rằng, họ phải uống thuốc chống dị ứng ngay trước khi xác định thủ phạm gây hắt hơi. Và kết quả là họ dùng thuốc một thời gian mà không thấy có tác dụng.

Các chuyên gia khuyên rằng, người bệnh nên xét nghiệm, hãy gặp bác sĩ chuyên về viêm mũi dị ứng để có thể thực hiện test da, là cách chính xác nhất để biết nguyên nhân gây ra dị ứng. Sau đó bác sĩ sẽ có giải pháp cho bạn.

2. Điều trị không loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây dị ứng

Trên thực tế, không phải thuốc men là cách duy nhất đối phó với các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Có rất nhiều tác nhân khiến tình trạng viêm mũi dị ứng trở nên trầm trọng hơn như bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc. Vậy nên, bằng mọi cách, bạn hãy tránh xa các tác nhân gây dị ứng khi bạn hắt hơi, sổ mũi. Điều đó cũng quan trọng như việc uống thuốc vậy.

Nếu bị dị ứng với phấn hoa, bạn hãy đóng cửa sổ bất cứ khi nào có thể. Nên tắm và thay đồ khi bạn ở trong nhà, đặc biệt là giữa trưa vì đây là thời điểm mật độ phấn hoa là cao nhất ngoài môi trường.
Trường hợp bị dị ứng với bụi, hãy loại bỏ những tấm rèm trên tường phòng ngủ. Dùng máy hút bụi thường xuyên, giặt vỏ ga gối thường xuyên trong nước nóng.

Nếu bạn dị ứng với nấm mốc, đừng sử dụng máy tạo ẩm. Hạn chế độ ẩm trong phòng bằng cách sử dụng quạt khi tắm và nấu ăn.

3. Để tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài lâu rồi mới điều trị

Với bất kỳ bệnh nào cũng vậy, điều trị sớm luôn dễ dàng và hiệu quả hơn để lâu rồi mới điều trị. Vậy nên bạn đừng bao giờ chờ đến khi bắt đầu hắt hơi, sổ mũi rồi mới uống thuốc. Các loại thuốc có hiệu quả nhất trong việc ngăn ngừa triệu chứng xảy ra, chứ không phải điều trị khi bạn đã xuất hiện triệu chứng.

Với các bệnh nhân có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, bị dị ứng theo mùa, bạn hãy bắt đầu uống thuốc ngay khi mùa đó đến. Bạn có thể quan tâm tới yếu tố thời tiết, khi thời tiết ấm lên, phấn hoa cũng nhiều hơn.

4. Không kiêng khem hợp lý các thực phẩm dễ gây dị ứng

Có một số ít bệnh nhân bị dị ứng phấn hoa và có xuất hiện thêm hiện tượng dị ứng khi ăn một số loại thực phẩm như quả lê, táo, dưa hấu, các loại hạt. Họ có hiện tượng ngứa ở họng hoặc quanh miệng khi ăn các thực phẩm này. Đây cũng không  hẳn là sai lầm của người bệnh trong điều trị viêm mũi dị ứng, nhưng rõ là người bệnh nên chia sẻ với các bác sỹ, có thể kiểm tra dị ứng nếu họ đã từng bị triệu chứng này sau khi ăn loại thực phẩm nào đó, từ đó có thể hạn chế các thực phẩm, hạn chế tình trạng dị ứng xảy ra.

Chẳng hạn bạn bị dị ứng đường ăn, bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sỹ, bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn tránh hoa quả tươi và các loại hạt trong mùa dị ứng.Ngoài ra, người bị viêm mũi dị ứng cũng nên tránh hút thuốc, khói thuốc có thể làm cho tình trạng viêm mũi dị ứng và hen suyễn trở nên trầm trọng hơn.

Theo benh vien fv 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét