Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Phân biệt viêm xoang và viêm mũi dị ứng



Không khí khói bụi ô nhiễm môi trường là những nguyên nhân khiến các bệnh về đường hô hấp ngày càng gia tăng. Trong các loại bệnh về mũi thì bệnh viêm xoang và bệnh viêm mũi dị ứng là hai loại bệnh thường bị nhầm lẫn nhất vì chúng thường có các triệu chứng tương đối giống nhau .Vậy có cách nào phân biệt được hai loại bệnh này không?

Bệnh viêm mũi dị ứng rất dễ chẩn đoán, người bệnh có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để phân biệt viêm xoang và viêm mũi dị ứng như là:

+ Ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng đến nỗi không thể kiểm soát được. Tình trạng hắt hơi thường đi kèm với cảm giác đau đầu do khi hắt hơi làm cho các cơ co thắt.

+ Chảy nước mũi: người bệnh bị chảy cả ở 2 bên mũi với dịch mũi trong suốt, vài ngày sau dịch mũi trở nên đục hơn do bội nhiễm.

+ Nghẹt mũi: do dịch mũi làm tắc xoang, người bệnh sẽ thấy nghẹt 1 bên hay cả 2 bên mũi.

Khác với bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng là sự phản ứng của cơ thể trước những tác nhân gây kích thích từ bên ngoài như: thời tiết, khói bụi, nấm mốc, phấn hoa hay mùi khó chịu… Các tác nhân đó sẽ đi theo đường hít thở, ăn uống hoặc là qua da gây nên bệnh viêm mũi dị ứng.

Điều đó chứng tỏ rằng nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng không phải do vi khuẩn hay viêm nhiễm như căn bệnh viêm xoang, mà nó chủ yếu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Cũng có người vì những tác nhân đó mà bị dị ứng, cũng có người không việc gì.

Do viêm mũi dị ứng hoàn toàn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người nên thường mang yếu tố di truyền, những người bị viêm mũi dị ứng được coi là có cơ địa dị ứng.

Bệnh cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người: như khi sức khỏe kém, gan yếu, lệch vách ngăn… cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm mũi dị ứng.

Những người bị benh viem mui di ung thường hay phát bệnh theo mùa nhưng cũng có trường hợp mùa nào bệnh cũng có thể xảy ra. Bệnh viêm mũi dị ứng nếu kéo dài sẽ dẫn đến bệnh viêm xoang hoặc polip mũi.

Sưu tầm bởi benh vien fv

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Các sai lầm thường gặp trong điều trị viêm mũi dị ứng



Thời tiết thay đổi thất thường, môi trường ô nhiễm là một trong số các nguyên nhân gây ra bệnh Viêm mũi dị ứng. đây là căn bệnh phổ biến hiện nay, gây phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Trị viêm mũi dị ứng sao cho dứt điểm vẫn còn nhiều khó khăn, người bệnh cũng nên tránh những sai lầm sau tránh để tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.

1. Không hiểu rõ về các tác nhân dẫn đến dị ứng

Một số trường hợp người bệnh viêm mũi dị ứng thường nghĩ rằng, họ phải uống thuốc chống dị ứng ngay trước khi xác định thủ phạm gây hắt hơi. Và kết quả là họ dùng thuốc một thời gian mà không thấy có tác dụng.

Các chuyên gia khuyên rằng, người bệnh nên xét nghiệm, hãy gặp bác sĩ chuyên về viêm mũi dị ứng để có thể thực hiện test da, là cách chính xác nhất để biết nguyên nhân gây ra dị ứng. Sau đó bác sĩ sẽ có giải pháp cho bạn.

2. Điều trị không loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây dị ứng

Trên thực tế, không phải thuốc men là cách duy nhất đối phó với các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Có rất nhiều tác nhân khiến tình trạng viêm mũi dị ứng trở nên trầm trọng hơn như bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc. Vậy nên, bằng mọi cách, bạn hãy tránh xa các tác nhân gây dị ứng khi bạn hắt hơi, sổ mũi. Điều đó cũng quan trọng như việc uống thuốc vậy.

Nếu bị dị ứng với phấn hoa, bạn hãy đóng cửa sổ bất cứ khi nào có thể. Nên tắm và thay đồ khi bạn ở trong nhà, đặc biệt là giữa trưa vì đây là thời điểm mật độ phấn hoa là cao nhất ngoài môi trường.
Trường hợp bị dị ứng với bụi, hãy loại bỏ những tấm rèm trên tường phòng ngủ. Dùng máy hút bụi thường xuyên, giặt vỏ ga gối thường xuyên trong nước nóng.

Nếu bạn dị ứng với nấm mốc, đừng sử dụng máy tạo ẩm. Hạn chế độ ẩm trong phòng bằng cách sử dụng quạt khi tắm và nấu ăn.

3. Để tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài lâu rồi mới điều trị

Với bất kỳ bệnh nào cũng vậy, điều trị sớm luôn dễ dàng và hiệu quả hơn để lâu rồi mới điều trị. Vậy nên bạn đừng bao giờ chờ đến khi bắt đầu hắt hơi, sổ mũi rồi mới uống thuốc. Các loại thuốc có hiệu quả nhất trong việc ngăn ngừa triệu chứng xảy ra, chứ không phải điều trị khi bạn đã xuất hiện triệu chứng.

Với các bệnh nhân có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, bị dị ứng theo mùa, bạn hãy bắt đầu uống thuốc ngay khi mùa đó đến. Bạn có thể quan tâm tới yếu tố thời tiết, khi thời tiết ấm lên, phấn hoa cũng nhiều hơn.

4. Không kiêng khem hợp lý các thực phẩm dễ gây dị ứng

Có một số ít bệnh nhân bị dị ứng phấn hoa và có xuất hiện thêm hiện tượng dị ứng khi ăn một số loại thực phẩm như quả lê, táo, dưa hấu, các loại hạt. Họ có hiện tượng ngứa ở họng hoặc quanh miệng khi ăn các thực phẩm này. Đây cũng không  hẳn là sai lầm của người bệnh trong điều trị viêm mũi dị ứng, nhưng rõ là người bệnh nên chia sẻ với các bác sỹ, có thể kiểm tra dị ứng nếu họ đã từng bị triệu chứng này sau khi ăn loại thực phẩm nào đó, từ đó có thể hạn chế các thực phẩm, hạn chế tình trạng dị ứng xảy ra.

Chẳng hạn bạn bị dị ứng đường ăn, bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sỹ, bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn tránh hoa quả tươi và các loại hạt trong mùa dị ứng.Ngoài ra, người bị viêm mũi dị ứng cũng nên tránh hút thuốc, khói thuốc có thể làm cho tình trạng viêm mũi dị ứng và hen suyễn trở nên trầm trọng hơn.

Theo benh vien fv 

Chẩn đoán bệnh viêm xoang sàng sau



Viêm xoang sàng là một căn bệnh gây khó chịu cho bệnh nhân bởi các triệu chứng như nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi...Nếu để tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm, vì thế cần phải phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin để chẩn đoán và phát hiện bệnh.

Các xoang sàng sau, xoang bướm do thông với hốc mũi hạn chế nên dễ bị viêm xoang sau mạn. Viêm xoang sau mạn do không gây ngạt tắc mũi, chảy mũi mủ ra trước nên thường ít được lưu ý đến, dễ bỏ qua. Tuy nhiên viêm xoang sau gây nhức đầu ở vùng gáy, đỉnh, dễ đưa tới các biến chứng đường hô hấp dưới và viêm thần kinh mắt. Điều trị viêm xoang sau cũng không khó khắn, đòi hỏi nhiều thời gian hơn.

Chuẩn đoán bệnh viêm xoang sàn sau

Do các xoang sau nằm sâu trong phía hốc mũi, sau mặt nên các triệu chứng thường âm ỉ, không rõ như các xoang trước.

+  Nhức đầu, thường âm ỉ ở vùng sau gáy hay vùng đỉnh, chẩm.

Do các lỗ thông xoang sau với mũi ở phía sau nên mủ không chảy ra mũi mà chảy xuống hỏng. Với viêm xoang sau mủ nhầy, đặc, có mùi hôi, dính ở vòm họng thường phải khịt, khạc mủ mới xuống được cổ họng. Cũng do mủ luôn đọng, dính ở vòm, thành sau họng nên luôn có cảm giác vướng, khó chịu ở họng.

+  Do mủ không chảy, xì ra qua mũi mà theo thành sau họng xuống đường hô hấp dưới nên khi bị viêm xoang sau hay bị ho, đưa tới viêm họng mạn, với ngứa, rát, khô họng, các hạt lympho thành sau họng bị mủ kích thích nên bị viêm, nề đỏ, to ra dễ chuẩn đoán nhầm với viêm họng hạt. Dễ đưa tới viêm thanh quản mạn hay u lành như hạt xơ dây thanh quản ở người phải nói nhiều. Ở người cao tuổi dễ đưa tới viêm khí – phế quản mạn, dễ lâu thành viêm giãn phế quản với ho kéo dài, khạc đờm nhiều, có mủ nhất là về đêm.

Ở trẻ em dễ đưa tới viêm khi – phế quản co thắt với cơn ho kéo dài về đêm, có thể khó thở, có tiếng thở rít như cơn hen.

+  Đặc biệt xoang sàng sau khi chạy sát và dọc theo dây thần kinh mắt(thị thần kinh) nên dễ gây mờ mắt: mờ mắt có thể từng lúc rồi qua đi nhưng cũng có thể gây mờ mắt, giảm thị lực liên tục ngày càng tăng dần đưa tới mất sức nhìn được gọi là viêm thị thần kinh do viêm xoang cần được kết hợp hai chuyên khoa Mắt và Tai Mũi Họng để xác định chuẩn đoán và phẩu thuật để cấp để cứu vãn sức nhìn.

+  Viêm xoang sau mạn khi thăm khám bằng đèn Clar thường khó phát hiện vì hốc mũi có thể vẫn bình thường, phải soi mũi sau bằng gương nhỏ. Tốt hơn nên khám nội soi mũi xoang: với ống nội soi nhỏ đưa qua hốc mũi để quan sát được trực tiếp lỗ thông xoang sau với mũi ở phía sau hốc mũi, thấy được nhầy, mủ ứ đọng ở lỗ thông xoang hay ở vomg họng.
Với phim Xquang tư thế Hirtz cũng không cho thấy được các hình ảnh rõ rang(ngày cả khi chụp tốt) nên nếu có điều kiện chụp cắt lớp vi tính(CTScan) sẽ cho thấy hình ảnh các tổn thương xoang đầu đủ hơn.

Theo benh vien fv 

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Kỳ lạ ung thư da hắc tố ở miệng

Mới đây, một người đàn ông Trung Quốc (45 tuổi) đã mắc phải căn bệnh ung thư da hắc tố nhưng điều kỳ lạ là vị trí của ung thư lại nằm ở lợi.

Bệnh nhân không hề cảm thấy đau đớn khi lợi chuyển dần sang màu đen. Và chỉ gần một tháng trở lại đây, khi sức khỏe của ông ngày càng trầm trọng, đi khám, ông mới biết mình bị ung thư da hắc tố.

Kỳ lạ ung thư da hắc tố ở miệng

Lợi chuyển màu đen và hoàn toàn không đau đớn

Khối u màu đen có diện tích bao trùm hầu như toàn bộ phần lợi trên của người đàn ông này.Theo Tạp chí Y khoa của Anh, vùng lợi bị đen khoảng 1,5x4cm và đây là ung thư da hắc tố, 1 dạng ung thư hiếm gặp, chiếm chưa tới 5% các trường hợp ung thư khác có liên quan đến melanocyte, tế bào sản sinh hắc sắc tố, có thể xuất hiện ở bề mặt niêm mạc của cơ thể, các khoang mũi, miệng, âm đạo, hậu môn và một số vị trí khác.

Khoảng 50% các trường hợp mắc u niêm mạc hắc tố đều bắt đầu ở đầu hoặc cổ và có thể biến đổi thành tế bào ung thư.

Không giống như các dạng ung thư da khác, u niêm mạc được cho là không liên quan hay bị ảnh hưởng từ tia cực tím. Ngoài ra, vì không thể xác định rõ những yếu tố rủi ro, bao gồm cả tiền sử bệnh trong gia đình, nên các chẩn đoán của bệnh ung thư niêm mạc thường muộn, khiến tỉ lệ tử vong cao.

Trong 5 năm gần đây, tỷ lệ sống sót của người bị mắc khối u ác tính ở niêm mạc chỉ khoảng 40% so với hơn 90% các bệnh về da khác. Ở Anh, mỗi năm có khoảng 120-130 ca mắc phải căn bệnh này.


Theo Dân trí

Mối liên hệ giữa paraben và bệnh ung thư

Paraben là một chất bảo quản có tên hóa học là benzoate alkyl hydroxy. Paraben được sử dụng nhiều nhất trong các sản phẩm chăm sóc cơ thể từ dầu gội đầu đến các dung dịch bôi trơn, làm mềm da... Một thông tin đáng ngạc nhiên khác là paraben còn được pha thêm vào các thực phẩm và thuốc tân dược bán theo toa. Thực tế chắc chắn là hằng ngày chúng ta vẫn đang tiếp xúc với rất nhiều sản phẩm có chứa paraben và chưa biết hết những tác hại đáng ngờ của nó.

Paraben và ung thư - mối liên quan đến estrogen

Việc nghi ngờ có sự liên quan giữa paraben và ung thư đầu tiên xuất hiện vào năm 1998. Tại thời điểm đó, các nghiên cứu đã bắt đầu phát hiện những tác dụng giống estrogen của paraben. 12 nghiên cứu sau đó khẳng định, những tác dụng giống estrogen ở chuột thí nghiệm đã được tiêm paraben. Kết quả cho thấy, thực tế có một dạng hoạt động yếu của estrogen.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy một điểm tích cực là paraben hấp thu qua đường ăn uống không cho thấy có tác dụng giống estrogen. Có vẻ như paraben trong thực phẩm và thuốc uống chỉ có ảnh hưởng không đáng kể.
Mối liên hệ giữa paraben và bệnh ung thư
Hằng ngày, chúng ta tiếp xúc với nhiều sản phẩm có chứa paraben từ mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cơ thể.


Tại sao phải quan tâm lo lắng?

Hiệp hội Mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh cơ thể và nước hoa Mỹ cho rằng, paraben là an toàn. Tuy nhiên, các nhà khoa học từ cộng đồng quốc tế lại cho rằng đó chưa phải là điều chắc chắn. Vấn đề này phải được nghiên cứu thêm trước khi có những tuyên bố chắc chắn.

Trước tiên, những tác dụng giống estrogen liên quan đến các kết quả nghiên cứu về liệu pháp thay thế hormon (HRT) ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Nghiên cứu về HRT đã thiết lập được sự liên quan giữa estrogen và ung thư vú. Tuy các tác dụng giống estrogen trong paraben là rất thấp so với liệu pháp HRT, nhưng một thực tế là paraben được sử dụng trong phần lớn các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Chỉ cần nhìn lên các kệ treo tường trong phòng tắm là đủ rõ. Thậm chí, nhiều sản phẩm chăm sóc da được mệnh danh là từ nguồn gốc thiên nhiên, thảo mộc cũng có chứa các chất bảo quản này.

Điều đó dẫn đến việc sử dụng rộng rãi chất paraben hằng ngày trong nhiều năm. Ý nghĩa của điều này là làm tăng sự cảnh báo. Sản phẩm chăm sóc cá nhân khiến một người lớn trung bình phơi nhiễm với 126 hóa chất mỗi ngày! Điều này đặt ra những câu hỏi khác như:

- Nguy cơ khi kết hợp paraben với những hóa chất khác ra sao?

- Tác động tích lũy khi phơi nhiễm trong thời gian dài thế nào?

Tại thời điểm hiện nay, nghiên cứu chưa được tiến hành đầy đủ để kết luận việc sử dụng kéo dài các hợp chất kể trên có an toàn hay không.

Những nghiên cứu gần đây không chứng minh được mối quan hệ nhân - quả giữa paraben và ung thư. Nó chỉ nêu lên sự nghi ngờ đủ để cho thấy là cần phải có thêm nhiều nghiên cứu nữa. Có lẽ chúng ta đang tự hỏi phải làm gì với tất cả những thông tin này. Có nên thay đổi thói quen sử dụng các sản phẩm chăm sóc cá nhân hay không?

Đáng tiếc là không dễ dàng đưa ra câu trả lời rõ ràng. Nhưng để giúp có thêm khái niệm, sau đây là những điều chúng ta đã biết và chưa biết vào thời điểm này.

Có thể nói, paraben có trong một số mô ung thư vú, nó được hấp thu bởi cơ thể và có vẻ như xuất hiện ở các mô thông qua da, thay vì qua đường ăn uống. Paraben thúc đẩy tác dụng giống estrogen ở động vật phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên, chưa thể nói: Paraben gây ra ung thư; chất khử mùi hoặc lăn khử mùi gây ra ung thư; paraben chỉ tồn tại trong cơ thể ở các mô vú.

Những sản phẩm nào cần quan tâm nhất?

Nguy cơ tiềm tàng lớn nhất đến từ những sản phẩm lưu lại trên da. Chúng có thêm thời gian để xâm nhập qua da và vào máu như: dung dịch giữ ẩm da, sữa dưỡng thể, kem bôi da, son phấn, mascara, lăn khử mùi, kem chống nắng.

Những sản phẩm chỉ lưu trên cơ thể trong một thời gian ngắn trước khi được xả trôi sẽ ít có khả năng hấp thụ như: xà phòng, sữa tắm, chất tẩy rửa, dầu gội đầu, dầu xả.
Tất nhiên, chúng ta vẫn có thể loại bỏ tất cả các sản phẩm chăm sóc da có chứa paraben và thực hiện những nguyên tắc phòng ngừa.

Các "nguyên tắc phòng ngừa"

Nguyên tắc phòng ngừa: Nếu có khả năng gây hại, tốt nhất nên thực hiện nguyên tắc an toàn là chính. Nguyên tắc này thúc đẩy hành động phòng ngừa về mặt sức khỏe cộng đồng hơn là chờ đợi phải có "bằng chứng" khoa học. Tin tốt lành là nhiều nhà sản xuất đang lắng nghe công chúng và loại bỏ dần paraben từ các sản phẩm của họ. Nếu vẫn còn lo ngại về paraben và bệnh ung thư, thật dễ dàng, hãy tránh xa các hóa chất gây tranh cãi này.

Đọc công thức hóa học trên các nhãn hàng hóa... tìm kiếm các thành phần như ethylparaben, butylparaben, methylparaben, isopropyl, propylparaben, isobutylparaben hoặc parahydroxybenzoate: sự hiện diện của chúng cho thấy sản phẩm đó có chứa chất bảo quản paraben kể trên.  


BS.Đồng Ngọc Khanh

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

Viêm tai giữa ở trẻ em-không nên xem thường



Viêm tai giữa là một căn bệnh nguy hiểm và dẫn đến nhiều biến chứng sau này. Vì thế các Mẹ không nên chủ quan khi con mình mắc bệnh. Dưới đây là một số cách phòng và điều trị viêm tai giữa ở trẻ em mà các Mẹ cần biết.

Cách phòng viêm tai giữa

Giữ ấm cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh.

Để trẻ tránh xa môi trường có khói thuốc lá  hoặc bị ô nhiễm.

Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật vì thế không nên cho trẻ cai bú sớm, cho trẻ bú tới khi nào trẻ không bú nữa mới thôi, nếu không có điều kiện thì cần cho trẻ bú mẹ ít nhất là 6 tháng đầu.

Đặt trẻ ngồi cao khi bú bình, không cho ngậm bình sữa khi ngủ để tránh sữa chảy vào tai.
Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.

Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi họng.

Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước, có thể dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lí vệ sinh tai, mũi cho trẻ , nhưng sau đó phải dùng tăm bông sạch thấm khô tai tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.

Cách điều trị viêm tai giữa

Dùng thuốc kháng sinh để hạ sốt, giảm đau kết hợp chống viêm, tiêu mủ và giảm xung huyết màng nhĩ, sát trùng mũi họng như thuốc paracetamol (lưu ý: không được dùng Aspirin).

Thuốc nhỏ tai kháng sinh (thuốc sử dụng cho tai thủng – otofa, effexine).

Đắp khăn mặt ấm hoặc miếng thấm làm nóng lên lỗ tai và nghỉ ngơi.

Đặt ống trong tai khi trẻ nghe không rõ, hoặc trẻ bị viêm tai rất nhiều lần bằng các rạch một đường nhỏ nơi màng nhĩ và đặt một ống nhỏ vào đó. Ống này sẽ tự động rơi ra và màng nhĩ tự lành, trong thời gian này cần tránh để nước vào tai trẻ.

Khi màng nhĩ đã thủng cần phải tiến hành làm thuốc tai hàng ngày tại các cơ sở tai mũi họng. Sau đó phải theo dõi tình hình lỗ thủng màng nhĩ.

Cách tốt nhất là đừng để mủ hình thành trong tai giữa bằng cách điều trị triệt để các viêm nhiễm có thể gây biến chứng viêm tai như viêm V.A, viêm mũi xoang, viêm amiđan…

Theo benh vien fv