Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Các bệnh ung thư hay gặp do khói thuốc

Thuốc lá được coi là nguyên nhân gây tử vong chủ yếu ở vùng Tây Thái Bình Dương, nơi ước tính có tới 50-60% nam giới và 8-10% nữ giới hút thuốc lá và mức tiêu thụ thuốc lá theo đầu người cao nhất thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 3.000.000 ca tử vong do thuốc lá trên toàn cầu. Các nhà khoa học dự báo với tỷ lệ hút thuốc hiện thời, số người chết hàng năm do các bệnh thuốc lá sẽ lên tới 10.000.000 mỗi năm vào năm 2025, trong đó 7.000.000 ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

Các bệnh ung thư hay gặp do khói thuốc
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây  ung thư phổi.

Theo các nghiên cứu trước đây, người ta đã cho biết rằng trong khói thuốc lá có chứa hàng ngàn chất hóa học khác nhau tồn tại dưới hai dạng: dạng hạt và dạng khí. Dạng hạt gồm các chất gây nghiện như: nicotin, hắc ín, trong đó bao gồm rất nhiều các chất hóa học như benzen, benzopyren là các chất gây ung thư trên thực nghiệm. Theo ước tính, mỗi điếu thuốc lá thường chứa 0,5microgam hàm lượng 3-4 benzopyren. Các chất độc dạng khí trong khói thuốc gồm có CO, những khí độc khác giống khí thải của ôtô, xe máy khi chúng không đốt cháy hết nhiên liệu như amoniắc, hydrogen, cyanid.

Người không hút thuốc lá nhưng phải thường xuyên hít thở trong môi trường có khói thuốc do người khác hút cũng bị nguy hiểm như những người hút thuốc, họ là những người “hút thuốc thụ động”. Dòng khói phụ (dòng khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy) chứa số lượng lớn các chất gây bệnh ung thư và các chất độc hại khác. Một số trường hợp các chất độc chứa trong dòng khói này nhiều gấp 30 lần so với dòng khói chính (là dòng khói do người hút hít vào).

Ngành công nghiệp thuốc lá đã mang lại lợi ích không nhỏ cho kinh tế xã hội như giải quyết công ăn việc làm, đóng góp một phần đáng kể vào nguồn thu của ngân sách quốc gia. Tuy vậy, xét về mặt tác hại thì hút thuốc lá gây tổn thất lớn cho xã hội. Những chi phí dễ nhìn thấy là tiền mua thuốc lá, các chi phí về hỏa hoạn, tai nạn, dọn dẹp nhà cửa.

 Bên cạnh đó có nhiều chi phí mang tính dài hạn, lớn, khó đo lường là các tổn thất do giảm khả năng lao động, chi phí chữa bệnh do hút thuốc lá gây nên. Có thể nói, chi phí cho các thiệt hại mà hút thuốc gây nên gấp rất nhiều lần lợi ích nhỏ về kinh tế mà ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá mang lại.

Hút thuốc không những là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh ung thư mà còn gây nên các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các bệnh về tim mạch, thai chết lưu, giảm cân trẻ sơ sinh, đột quỵ, bệnh mạch máu ngoại biên, loét miệng nối dạ dày và nhiều bệnh khác.

Hút thuốc là nguyên nhân của 30% trong tổng số các loại ung thư ở người, bao gồm ung thư phổi, thanh quản, thực quản, khoang miệng, bàng quang, tuỵ,ung thu da day, vú, cổ tử cung. Trong khói thuốc, ngoài chất nicotin ảnh hưởng lên hệ tim mạch còn có trên 40 loại hóa chất khác nhau gây ung thư. Trong các chất độc này phải kể đến benzopyren là chất có khả năng 100% gây ung thư trên thực nghiệm. Người hút thuốc có nguy cơ mắc và chết do ung thư phổi và thanh quản cao gấp 10 - 30 lần so với người không tiếp xúc với khói thuốc. Hút thuốc ở tuổi càng trẻ, thời gian hút càng dài, số lượng thuốc hút trong một ngày càng nhiều càng có nguy cơ cao. Ở Việt Nam, hút thuốc lào, ăn trầu thuốc cũng là yếu tố nguy cơ cao gây ung thư phổi và ung thư khoang miệng. Nếu người hút thuốc có kèm theo nghiện rượu thì nguy cơ mắc ung thư càng cao hơn nữa. Thuốc lá và rượu có tác dụng hỗ trợ cho nhau để gây nên ung thư ở người.

Người đang hút thuốc mà bỏ hút thì nguy cơ bị ung thư sẽ giảm dần theo thời gian. Sau 5 năm ngừng hút thì nguy cơ bị ung thư phổi giảm đi 50%, sau 10 năm ngừng hút thì nguy cơ còn không đáng kể, gần như người không hút. Những người không hút thuốc nhưng sống hoặc làm việc trong môi trường cùng với người hút thuốc cũng có nguy cơ mắc các loại bệnh liên quan đến thuốc lá như bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư như chính người hút, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em (hút thuốc thụ động).

Dự án phòng chống bệnh ung thư quốc gia  Bệnh viện K TW

Những yếu tố chống lại bệnh ung thư vú

Các nhà khoa học đều thống nhất khẳng định rằng hoạt động thể chất đóng vai trò tiên quyết trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư vú. Một nghiên cứu của Anh gần đây thậm chí còn khẳng định thêm rằng làm việc nhà khoảng 2 giờ rưỡi mỗi ngày sẽ làm giảm được nguy cơ hoặc đi bộ đúng cách ít nhất 30 phút mỗi ngày; thường xuyên sử dụng cầu thang bộ; hoạt động thể thao 1 lần 1 tuần sẽ làm giảm nguy cơ ung thư vú tới 40%.


Bước vào thời kỳ mãn kinh, việc thừa cân dễ tạo điều kiện cho các khối u vú. Nhiều phụ nữ tăng thêm một vài cân vào thời gian này do nội tiết và thường ít hoạt động hơn... Tuy nhiên, còn các yếu tố khác không kiểm soát được, làm tăng nguy cơ ung thư vú: càng nhiều tuổi nguy cơ càng tăng như: dậy thì sớm (bắt đầu có kinh nguyệt trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi); việc không có con hoặc có sau 30 tuổi; kích thích tố: ở một số phụ nữ, việc dùng thuốc trong hơn 10 năm và liệu pháp hormon thay thế cho thời kỳ mãn kinh cũng làm tăng nhẹ nguy cơ; di truyền.

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Các bài thuốc dân gian trị bệnh viêm xoang

Bên cạnh việc dùng thuốc Tây y để trị bệnh đợt cấp tính, cúng ta có thể chữa viêm xoang bằng các bài thuốc dân gian.

Dưới đây là 8 bài thuốc dân gian trị bệnh viêm xoang. Khi áp dụng, bạn nên thận trọng trong việc sơ chế, bảo quản để tránh nhiễm trùng hoặc gây tác dụng phụ.

1. Tân di

Tân di 9g, trứng gà 3 quả, hai thứ đem luộc chín và lấy nước uống.
Tân di 9g, ké đầu ngựa 15g, bạc hà 6g sắc lấy nước uống. Bã thuốc lại sắc tiếp, đến khi nước cô lại, thật đặc rồi hòa với nước ép của hành củ rồi đem nhỏ mũi.
Tân di 9g, hồng đằng 30g sắc uống ấm.

2. Gừng tươi, củ hành khô
Giã 2 thảo dược trên lấy nước, trộn đều 2 vị dùng để nhỏ mũi. Bệnh nhân nNhỏ liên tục trong 2 tuần, mỗi ngày 3 - 5 lần.

3. Củ tỏi, mật ong

Đem tỏi giã lấy nước, hòa với mật ong (lượng mật ong gấp đôi lượng nước tỏi). Người bệnh rửa mũi bằng nước muối, lau khô, sau đó, dùng bông nhúng vào dung dịch mật ong và tỏi nhét vào trong mũi. Ngày làm 3 -4 lần, thực hiện trong vòng 7 -8 ngày.

4. Hạt lạc

Lấy 7 - 9 hạt lạc bỏ vào hộp sắt, đậy kín miệng hộp bằng giấy, chừa một lỗ nhỏ. Đặt hộp sắt lên bếp và dùng khói bốc lên từ lỗ nhỏ để xông mũi. Mỗi ngày làm một lần, kiên trì trong vòng 30 ngày, bệnh sẽ đỡ.

5. Vỏ quả vải

Lấy vỏ quả vải, sấy khô nghiền bột, đựng trong bình. Ngày 2 lần, bệnh nhân lấy một ít bột hít vào trong mũi. Làm liên tục trong nhiều ngày, người bệnh sẽ thất tác dụng thông mũi trị viêm xoang.

6. Hoàng bá

Lấy hoàng bá 10g bỏ vào 100ml nước, ngâm 24 tiếng. Sau đó, bạn lọc bỏ cặn, đun sôi thành dung dịch hoàng bá 10%, dùng để nhỏ mũi, ngày 3 - 4 lần.

7. Râu ngô, đương quy vĩ

Râu ngô tươi 120g, đương quy vĩ 30g. Râu ngô phơi khô cắt thành đoạn một cm. Bỏ đương quy vĩ vào trong nồi rang sơ, sau đó cắt thành sợi nhỏ.
Trộn chung 2 vị thuốc đựng trong bình kín, sau đó, bạn dùng một cái tẩu mới, bỏ thuốc vào hút như 
hút thuốc lá sợi. Mỗi ngày thực hiện 5 -7 lần trong vòng 2 tuần, bệnh nhân sẽ thấy hiệu quả.

8. Hoa ngũ sắc

Lấy hoa ngũ sắc tím tươi 10 bông, rửa thật sạch, nghiền nát ngâm với 10ml cồn 70 độ. Sau đó, bạn lọc qua gạc sạch để được một dung dịch màu xanh. Mỗi ngày, người bệnh dùng bông gòn tẩm ướt cồn thuốc rồi đặt vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút.

nguồn: benh vien viet phap

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm xoang hàm

Bệnh viêm xoang hàm là tình trạng viêm niêm mạc xoang, không có tổn thương xương. Bệnh thường gặp ở người lớn do nhiễm khuẩn quanh cuống răng, nang chân răng làm mủ vỡ vào xoang, biến chứng của răng nanh hoặc răng khôn mọc ngầm, tai biến do nhổ răng...
Bệnh có thể biểu hiện dưới 3 thể.

Viêm mủ xoang hàm do răng: Bệnh cảnh giống viêm xoang cấp như đau mặt âm ỉ, sốt, người bệnh ngửi thấy mùi thối, chảy mủ từ lỗ mũi bên xoang bị bệnh. Niêm mạc xoang sẽ bị viêm và một thời gian sau xoang hàm có thể bị viêm mạn tính.

 Viêm xoang hàm cấp: Nguyên nhân thường do viêm quanh răng hàm lớn có mủ, do viêm tủy răng hoại thư hoặc do tai nạn nhổ răng đẩy chân răng nhiễm khuẩn vào xoang. Bệnh nhân thường sốt cao, nhức đầu, mất ngủ, vật vã. Đặc biệt là cơn đau, đau từng cơn lan rộng cả hàm trên, mắt, thái dương, trán. Đau tăng khi cử động mạnh hoặc khi người bệnh cúi đầu, đôi khi lan đến các răng hàm trên, chạm vào răng bệnh thấy rất đau, ấn vùng dưới ổ mắt đau tăng hơn. Dịch chảy qua lỗ mũi bên bị bệnh, lúc đầu loãng sau trở thành nhày mủ, mủ có mùi thối.

 Viêm xoang hàm mạn: Thường do những nguyên nhân như viêm mũi xoang, viêm xoang cấp mạn tính hóa, ổ nhiễm khuẩn răng không được điều trị tốt, viêm xoang trán hay xoang sàng mạn lan xuống... Người bệnh đôi khi mệt mỏi, nhức đầu, chảy mủ màu vàng xanh bên bị bệnh, chảy nhiều vào buổi sáng sớm, ngửi thối làm cho người bệnh buồn nôn, đau ít hơn viêm xoang cấp, thường tắc mũi bên xoang bệnh. Có thể viêm thanh quản, viêm họng, tiêu chảy... do nuốt phải mủ và các biến chứng khác như viêm xoang sàng, xoang trán, áp-xe hố mắt, viêm thị thần kinh, viêm tắc tĩnh mạch xoang, đau răng. 

Điều trị và phòng ngừa

Việc điều trị tùy theo từng thể bệnh. Đối với viêm xoang cấp, cần dùng kháng sinh, sát khuẩn mũi. Nếu sau vài ngày vẫn còn viêm xoang thì chọc rửa xoang bằng dung dịch kháng sinh. Đối với viêm xoang mạn, cần nhổ răng nguyên nhân gây viêm xoang, sau đó bơm rửa xoang qua đường mũi. Nếu sau nhiều lần bơm rửa mà bệnh vẫn không khỏi thì mổ nạo xoang triệt để.

 Để dự phòng viêm xoang hàm do răng, phải kiểm tra và điều trị có hệ thống những răng hàm trên bị thương tổn và nghi ngờ. Nếu xoang bị hở khi nhổ răng, phải điều trị kháng sinh và tránh những động tác không cần thiết làm bệnh nặng thêm. Nếu một chân răng bị đẩy vào xoang, cần lấy ra ngay hoặc đục mổ xoang để lấy, phối hợp với dùng kháng sinh.


 Bạn nên đi khám chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Sưu tầm bởi Bệnh viện FV

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

5 nguyên nhân thường gặp gây ung thư họng

Ung thư họng là một loại ung thư đầu-cổ.

Dưới đây là 5 nguyên nhân thường gặp gây bệnh ung thư họng.

1. Hút thuốc lá: Ung thư họng có mối liên quan mật thiết với hút thuốc lá. Hút thuốc lá không có đầu lọc được cho là làm tăng nguy cơ bệnh ung thư họng. Hút thuốc lá không chỉ gây ung thư họng mà còn là nguyên nhân dẫn tới nhiều loại ung thư khác trên cơ thể như bệnh ung thư phổi và ung thư bàng quang.

2. Các chất liệu công nghiệp:Một nghiên cứu cho thấy hóa chất amiăng hoặc các loại sợi tổng hợp được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp có thể gây bệnh ung thư họng và dẫn tới sự có mặt của các tế bào ung thư ở thanh quản.


5 nguyên nhân thường gặp gây ung thư họng

3. Virus u nhú ở người (HPV):Tình trạng viêm nhiễm do virus HPV (một loại virus lây truyền qua đường tình dục) gây ra cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh ung thư họng. Ung thư do nhiễm HPV thường xuất hiện quanh amiđan hoặc mặt dưới của lưỡi.

4. Trào ngược dạ dày mạn tính: Trào ngược dạ dày là do acid ở trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra. Nếu tình trạng này xảy ra mạn tính thì đây cũng có thể là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh ung thư họng.

5. Uống rượu: Gần 1/3 số bệnh nhân ung thư họng có thói quen uống rượu. Nguy cơ benh ung thu họng tăng nếu uống nhiều rượu. Theo các chuyên gia thì việc uống rượu gây kích thích các mô họng như việc hút thuốc lá. Chính điều này làm tăng nguy cơ ung thư họng.

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì nguy cơ benh ung thu họng cũng tăng cao hơn với những người hút thuốc lá thụ động, người thường xuyên phơi nhiễm với hóa chất và những người giữ vệ sinh răng miệng kém.

Theo An ninh Thủ đô

Vitamin D làm chậm phát triển tế bào ung thư

Nghiên cứu mới công bố của các chuyên gia ở ĐH MeGill (MU), Canada trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences số ra cuối tháng 11/2012 cho biết, vitamin D có tác dụng rất tích cực trong việc làm chậm phát triển tế bào ung thư, đặc biệt là làm giảm quá trình sản xuất một loại protein xúc tiến phân chia tế bào gây bệnh ung thư xuống còn một nửa ở tất cả các dạng ung thư nói chung, đó là protein cMYC.

Kết luận trên của MU được dựa vào nghiên cứu trên chuột, theo đó những con chuột được tăng cường vitamin D thì việc sản xuất cMYC của cơ thể giảm tới 50%, thậm chí chức năng của cMYC cũng giảm đi rất mạnh, hay nói cách khác là nó chặn đứng chức năng của cMYC và làm giảm quá trình di căn của tế bào. Với phát hiện trên, các nhà khoa học cho rằng mọi người, kể cả những người đã mắc bệnh ung thư nên tìm mọi cách bổ sung nguồn dưỡng chất này từ ăn uống, tắm nắng và thuốc bổ, bởi nó có tác dụng rất tích cực là làm chậm quá trình phát triển của bệnh và giúp kéo dài tuổi thọ.

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Nên làm gì khi trẻ bị viêm xoang?



Viêm xoang không phải là căn bệnh chỉ xuất hiện ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị viêm xoang do hiện tượng viêm nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virus) ngược dòng từ họng, mũi, phế quản...đi lên. Triệu chứng của viêm xoang ở trẻ em khó chẩn đoán hơn rất nhiều so với viêm xoang ở người lớn. Vậy chúng ta cần làm gì khi trẻ bị viêm xoang?

Một số triệu chứng nghi ngờ trẻ viêm xoang

Đối với bệnh viêm xoang cấp tính

Trẻ sốt nhẹ, chảy mũi, đặc biệt lưu ý ở những trẻ có tiền sử chẩn đoán V.A (végetation adenoide), viêm đường hô hấp trên (viêm họng, mũi…) kéo dài từ một đến vài tuần. Ho, hắt hơi, đôi khi buồn nôn hoặc nôn.
Trẻ lớn có thể có đau đầu (trẻ cảm nhận được) nhưng trẻ bé hơn ít khi thấy trẻ kêu đau đầu (do trẻ chưa cảm nhận được) mà thường biểu hiện quấy khóc nhiều và ít chịu chơi, trông có vẻ mệt mỏi, thường thường trẻ chán ăn và khó ngủ.

Đối với bệnh viêm xoang mạn tính

Các triệu chứng ho, sốt nhẹ, chảy mũi nước, đau đầu và nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần chưa được khám bệnh hoặc điều trị chưa dứt điểm. Bệnh tái phát nhiều lần trong một năm.

Khi nghi trẻ bị viêm xoang nên làm gì?

Khi nghi trẻ bị viêm xoang hay nói đúng hơn là thấy cháu nghi mắc bệnh về tai, mũi, họng cần đưa cháu đến khám bác sĩ, tốt nhất là các bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để được khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm cần thiết. Đầu tiên, thầy thuốc bao giờ cũng hỏi bệnh, vì người bệnh là trẻ em nên người đưa cháu đi khám bệnh phải hiểu rõ về các biểu hiện bệnh của trẻ như thế nào? Xảy ra từ bao giờ? Đã khám ở đâu? Và điều trị những loại thuốc gì? (thầy thuốc sẽ xem sổ y bạ của cháu). Hỏi bệnh của thầy thuốc giúp một phần đáng kể trong việc chẩn đoán đúng bệnh, vì vậy, người bệnh hoặc người nhà của người bệnh cần trả lời đúng với thực tế về tình trạng của cháu và những vấn đề mà thầy thuốc muốn biết cụ thể.

Ngoài các động tác soi đèn để khám tai, mũi, họng, ấn một số điểm trên mặt người bệnh để xác định điểm đau, sưng tấy… thì khi cần thiết, bác sĩ có thể nội soi bằng dụng cụ chuyên khoa đặc biệt để nhìn được vào trong hốc mũi, các hốc rỗng của xoang, bác sĩ cũng có thể chỉ định làm một số xét nghiệm như cấy mủ, chất nhầy của xoang để tìm vi khuẩn. Hoặc người ta có thể chụp cắt lớp vi tính để nắm rõ về tình trạng các xoang của trẻ và các vị trí tổn thương cụ thể của xoang. Đây là phương pháp có độ chính xác cao hơn phương pháp chụp X-quang thông thường. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cháu nào nghi viêm xoang cũng chụp cắt lớp vi tính. Đa số các trường hợp được chỉ định chụp X-quang thông thường cũng giúp cho thầy thuốc có thêm thông tin cần thiết để chẩn đoán bệnh.

Nên làm gì để đề phòng bệnh viêm xoang ở trẻ em?

Viêm xoang ở trẻ thường do vi khuẩn gây bệnh cơ hội sau khi hoặc trẻ đang mắc một bệnh khác, vì vậy, để hạn chế trẻ mắc bệnh viêm xoang nên quan tâm một số vấn đề sau đây:

Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ. Đây là một việc làm thường xuyên của các bà mẹ, các cô nuôi dạy trẻ, bảo mẫu. Việc làm này tuy đơn giản nhưng rất có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp và bệnh về tai, mũi, họng.

Khi nghi trẻ mắc bệnh về tai, mũi, họng nên cho trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt, để được điều trị dứt điểm không để trẻ mắc bệnh kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần như: bệnh VA, viêm amiđan, viêm mũi, họng… Khi được chỉ định điều trị bằng kháng sinh cần dùng đủ ngày và đúng liều.

Sưu tầm từ các bác sĩ Bệnh viện FV

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Tìm hiểu về phẫu thuật thay khớp háng toàn bộ



Phẫu thuật thay khớp háng là một lựa chọn giúp người bệnh đỡ đau đớn và sinh hoạt bình thường trở lại.

Phẫu thuật thay khớp háng được chỉ định khi có tổn thương khớp háng về mặt giải phẫu nặng nề ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và lao động của bệnh nhân. Các bệnh lý chính được chỉ định là: thoái hoá khớp háng, hoại tử chỏm xương đùi vô khuẩn, gãy cổ xương đùi ở người già. Bản chất của phẫu thuật này là thay thế phần khớp háng bị tổn thương bằng khớp nhân tạo. Kết quả của phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó sự phối hợp giữa bệnh nhân và bác sỹ rất quan trọng. Việc hiểu rõ các bước của quá trình phẫu thuật giúp bệnh nhân có sự phối hợp tốt hơn với bác sỹ trong quá trình điều trị.

Sau khi rạch da và bóc tách phần mềm, quá trình thay khớp háng gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Cắt bỏ phần xương và sụn khớp của xương đùi bị tổn thương. Các bác sỹ sẽ cắt bỏ phần chỏm và cổ xương đùi đến gần nền cổ xương đùi.

Bước 2: Phần sụn khớp bị tổn thương của hõm khớp sẽ được làm sạch. Hõm khớp sẽ được chuẩn bị để phù hợp với kích thước của hõm khớp nhân tạo được lựa chọn.

Bước 3: Đặt hõm khớp nhân tạo. Hõm khớp nhân tạo sẽ được đặt vào ổ khớp đã được chuẩn bị và cố định. Hõm khớp nhân tạo sẽ được cố định bằng ximăng sinh học( nếu khớp nhân tạo có xi măng) hoặc bằng các vít cố định( nếu bộ khớp nhân tạo không xi măng).

Bước 4: Sửa soạn ống tuỷ xương đùi. Việc sửa soạn ống tuỷ xương đùi rất quan trọng, đảm bảo việc liên kết giữa phần chuôi của bộ khớp háng nhân tạo và xương đùi có thể được liên kết tốt.

Bước 5: Đặt chuôi khớp nhân tạo. Chuôi khớp sẽ được đặt vào trong ống tuỷ và được cố định. Nếu là bộ khớp nhân tạo có xi măng, chuôi khớp sẽ được cố định bằng xi măng sinh học. Nếu là bộ khớp nhân tạo không có xi măng, chuôi khớp sẽ được cố định nhờ 2 yếu tố: 1) Sự nén chặt( Press fit); 2) Sự phát triển của xương mới bám chặt vào chuôi khớp nhân tạo nhờ cấu trúc của bề mặt chuôi và chuôi được phủ 1 lớp đặc biệt kích thích xương phát triển vào.

Bước 6: Lắp chỏm khớp nhân tạo, kiểm tra chiều dài chi và sự vững của khớp. Chỏm khớp nhân tạo có nhiều sự lựa chọn, giúp cho bác sỹ có thể điều chỉnh để có thể đạt được chiều dài chi lý tưởng và khớp vững.

Bước 7: Hoàn tất. Đặt khớp háng nhân tạo, kiểm tra lần cuối cùng sự vững của khớp.

Sau khi đã hoàn tất các việc thay khớp nhân tạo, các bác sỹ có thể sẽ đặt 1 ống dẫn lưu để theo dõi và dẫn lưu dịch máu sau mổ. Việc phục hồi lại các cấu trúc phần mềm theo từng lớp giải phẫu đóng vai trò quan trọng và góp phần tăng cường sự vững chắc của khớp nhân tạo.

Phương pháp điều trị viêm xoang mãn tính

Viêm xoang mãn tính là do sự biến đổi không hồi phục của niêm mạc xoang, gây nên loạn sản, dạng polyp, tiết dịch, tiết nhầy hoặc viêm mủ. Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp điều trị và thuốc
Mục tiêu của điều trị viêm xoang mãn tính
Giảm viêm xoang.
Giữ mũi thoát.
Loại bỏ các nguyên nhân.
Giảm số lượng các đợt viêm xoang.
Phương pháp điều trị để giảm triệu chứng
Một số biện pháp giúp giảm triệu chứng viêm xoang
Nước muối xịt mũi, xịt vào mũi nhiều lần trong ngày để rửa mũi.
Corticosteroid xịt mũi. Những thuốc xịt mũi giúp ngăn ngừa và điều trị viêm. Ví dụ như fluticasone, budesonide, triamcinolone, mometasone và beclomethasone.
Corticosteroid uống hoặc tiêm. Các loại thuốc này được sử dụng để làm giảm viêm xoang nghiêm trọng, đặc biệt là nếu cũng có polyp mũi. Ví dụ như prednisone và methylprednisolone. Corticosteroid uống có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi được sử dụng lâu dài, do đó, chúng chỉ được sử dụng để điều trị triệu chứng hen suyễn nặng.
Thuốc thông mũi. Các loại thuốc này có sẵn trong toa và chất lỏng theo toa, thuốc viên và thuốc xịt mũi. Ví dụ về thuốc thông mũi và miệng OTC bao gồm Sudafed Actifed. Thuốc xịt mũi bao gồm phenylephrine và oxymetazoline. Các loại thuốc này thường chỉ thực hiện trong một vài ngày, nếu không nó có thể gây ra sự trở lại của ùn tắc nghiêm trọng hơn.
Thuốc giảm đau chẳng hạn như aspirin, acetaminophen hoặc ibuprofen. Bởi vì các nguy cơ bị hội chứng Reye - một căn bệnh có khả năng đe dọa mạng sống - không bao giờ cung cấp cho aspirin cho trẻ em.
Aspirin giải mẫn cảm điều trị nếu có phản ứng với aspirin gây viêm xoang. Tuy nhiên, điều trị này có thể có biến chứng nghiêm trọng như chảy máu đường ruột hoặc tấn công bệnh suyễn nặng.
Thuốc kháng sinh đôi khi cần thiết cho viêm xoang nếu có một nhiễm trùng vi khuẩn. Tuy nhiên, viêm xoang mãn tính thường được gây ra bởi một cái gì đó khác hơn là vi khuẩn và kháng sinh sẽ không giúp đỡ gì.
Thuốc kháng sinh dùng để điều trị viêm xoang mãn tính gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn bao gồm amoxicillin, doxycycline hoặc thuốc kết hợp trimethoprim - sulfamethoxazole. Nếu nhiễm trùng không dịu bớt hoặc nếu viêm xoang quay trở lại, bác sĩ có thể thử một kháng sinh khác nhau.
Nếu bác sĩ không kê toa thuốc kháng sinh, điều quan trọng là thực hiện toàn bộ liệu trình của thuốc. Nói chung, điều này có nghĩa là sẽ phải mất cho 10 - 14 ngày hoặc thậm chí lâu hơn - ngay cả sau khi các triệu chứng có được tốt hơn. Nếu ngưng thuốc sớm, các triệu chứng có thể quay trở lại.
Nếu dị ứng đang đóng góp viêm xoang, các mũi chích ngừa dị ứng (miễn dịch liệu pháp) giúp giảm thiểu các phản ứng của cơ thể với dị nguyên cụ thể có thể giúp điều trị các nguyên nhân.
Trong trường hợp tiếp tục chống lại điều trị hoặc thuốc, phẫu thuật nội soi xoang có thể là một lựa chọn. Đối với thủ tục này, bác sĩ sử dụng một ống mỏng linh hoạt với một ánh sáng để khám phá đoạn xoang. Sau đó, tùy thuộc vào nguồn gốc của tắc nghẽn, các bác sĩ có thể sử dụng các công cụ khác nhau để loại bỏ mô hoặc cạo đi một polip gây tắc nghẽn mũi. Mở rộng một hẹp xoang cũng có thể là một lựa chọn để thúc đẩy thoát nước.

xem thêm tại bệnh viện fv

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Sử dụng bom thông minh trong trị bệnh ung thư vú tăng trưởng



Ung thư vú tăng triển (aggressive breast cancer) là căn bệnh chiếm tỷ trọng 20-25% số ca mắc ung thư vú. Thủ phạm là do đột biến gen có trong khối u làm cho nó tạo ra một loại protein có tên HER-2 (human epidermal growth factor receptor 2). Những khối u này tiến triển nhanh và kháng lại các loại thuốc với tần suất mạnh và nhanh hơn so với các loại ung thư vú khác.

Để trị bệnh, Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) mới đây đã phê duyệt loại thuốc nhắm vào khối u dương tính HER-2, có tên liệu pháp T- DM1. Liệu pháp này kết hợp giữa một loại thuốc hóa trị liệu có tên DM và một kháng thể có tên trastazmuab. Việc kết hợp nói trên cho phép nhắm thẳng vào các tế bào ung thư dương tính HER-2 nên mới có tên là “bom thông minh”. Để giúp dư luận hiểu thêm về liệu pháp mới nói trên, tạp chí Khoa học phổ thông (PMC) của Mỹ vừa phỏng vấn nữ bác sĩ chuyên khoa Kimberly Blackwell, người chủ trì dự án này. 

Xin bà cho biết “bom thông minh” T- DM1 có tác dụng như thế nào với bệnh nhân ung thư tiến triển?

BS. Kimberly Blackwell: Cho đến nay hầu hết các liệu pháp hóa trị liệu thường gây rụng tóc, thiếu máu, suy giảm số lượng tế bào máu trắng và làm cho con người dễ bị viêm nhiễm. Tiêu diệt ung thư trong phòng thí nghiệm đơn giản còn trong chữa bệnh lại rất phức tạp. Đặc biệt là bảo tồn phần còn lại của cơ thể để không bị “xâm lấn”. Do phân tử T- DM1 chỉ đạo liệu pháp hóa trị liệu nên tủy xương ít bị tổn thương, tế bào máu đỏ ít bị suy giảm số lượng. Vì vậy, dùng “bom thông minh” T- DM1 đã giảm được nỗi lo cho người bệnh. Trung bình nếu được điều trị bằng phương pháp này thì bệnh nhân sẽ được hưởng một thời gian dài giám sát tới trên 6 tháng.

Sử dụng bom thông minh trong trị bệnh ung thư vú tăng trưởng
Đột biến gen trong tế bào ung thư.


Hướng đi mới của liệu pháp bom T-DM1 trong tương lai?

BS. Kimberly Blackwell: Tháng 2/2013, liệu pháp nói trên đã được FDA phê duyệt và dự kiến sẽ được đưa vào thử nghiệm trên người vào đầu năm 2014. Theo tôi thì liệu pháp này sẽ tốt hơn hóa trị liệu truyền thống, bổ sung một phương pháp điều trị ung thư vú mới, tuy nhiên cũng phải mất 2-3 năm nữa mới có thể đưa vào sử dụng đại trà được và quan trọng hơn là nó giảm độc tố cho cơ thể người bệnh.

Bà có thể cho biết về quá trình phát triển loại thuốc chống ung thư mới?

BS. Kimberly Blackwell: Để tạo ra một loại thuốc mới nói chung và ung thư nói riêng, khoa học phải mất 15-20 năm trong đó có cả cái được lẫn cái mất. Riêng thuốc trị ung thư vú thì phải hiểu được cơ chế liên kết giữa hóa trị liệu và chất kháng thể, nếu nó liên kết quá mạnh hay quá yếu đều không tốt. Nghĩa là quá trình bài tiết của hóa trị liệu phải nằm trong tầm ngắm của con người. Ông Mark Sliwlcowski, hiện đang công tác tại hãng Genentech là người không chỉ tham gia phát minh thuốc T- DM1 mà còn tham gia nghiên cứu tìm ra thuốc trastuzumab và pertuzumab ngay từ những ngày đầu và là người có nhiều đóng góp trong nghiên cứu điều trị bệnh ung thư vú mang gen HER-2. Ví dụ, trong dự án điều trị bệnh ung thư vú tăng triển HER-2 của chúng tôi hiện có tới 4 phân ban đã được phê duyệt tham gia nhưng kết quả rất chậm bởi có những hạng mục cần phải có thời gian để kiểm chứng.

Xin bác sĩ cho biết vài nét về protein HER-2?

BS. Kimberly Blackwell: HER-2 là thụ thể trên màng tế bào thuộc nhóm thụ thể yếu tố tăng trưởng thượng bì EGF (Epidermal growth factor). Đây là một trong những yếu tố tăng trưởng được biết đến sớm nhất. Người có công tìm ra yếu tố này lần đầu tiên năm 1962 là Stanley Cohen (người Mỹ) và các cộng sự  của ông. Đây là gen có chức năng sinh lý trong tế bào, khi gen này đột biến gây ra sự tăng sinh tế bào không kiểm soát được. Năm 1998, một loại kháng thể đơn dòng được tạo ra bằng kỹ thuật nhân hóa (Humanized), có kháng nguyên đích là Her2/neu do Công ty Genetech tạo ra với tên thương mại là herceptin (trastuzumab) đã được FDA phê duyệt dùng cho việc điều trị ung thư vú di căn .

Bác sĩ đã từng được tạp chí Time Magazine bình chọn trong danh sách Top 100 người có ảnh hưởng nhất, xin bác sĩ chia sẻ về niềm vinh dự này?

BS. Kimberly Blackwell: Về phần mình tôi có suy nghĩ thế này, một khi cộng đồng nghiên cứu ung thư đạt được mục tiêu, thành tích thì niềm vui là của tất cả mọi người chứ không của riêng ai, trong đó có cá nhân tôi. Mặc dù phần thưởng được trao cho cá nhân, điều này đồng nghĩa nhắc nhở tôi hãy làm việc tốt hơn, sớm cho ra đời những loại thuốc mới, càng sớm ngày nào thì càng có nhiều sinh mạng con người được cứu sống.

(Theo Net/LV, 6/2013)