Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Cách phòng và điều trị viêm mũi dị ứng

Vào mùa lạnh bệnh viêm mũi dị ứng có nguy cơ tái phát cao và gây khó chịu cho người bệnh. Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh gây mệt mỏi và khó chịu cho người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy cần phải có phương pháp trị viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Hầu hết người bị viêm mũi dị ứng có nhiều triệu chứng giống nhau như ngứa mũi, chảy mũi nước, đặc biệt là hắt hơi hàng tràng liền. Nếu đã thành mạn tính thì nghẹt mũi có thể xảy ra gần như thường xuyên kèm theo ù tai, nhức đầu. Một số trường hợp viêm mũi mạn tính kéo dài có thể có hiện tượng loạn khứu giác hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi.

Nguyên nhân do dị nguyên gây bệnh bao gồm phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, vải sợi, lông gia súc, gia cầm, một số thức ăn như dâu, dứa, tôm, cua, cá; một số thuốc như aspirin, quinin hoặc vi khuẩn: liền cầu, tụ cầu, trực khuẩn E.coli…

Các cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng 


Kiểm soát môi trường – tránh tác nhân gây dị ứng mũi.

Đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ (để loại hết bụi trên tóc, trên da) sau khi ra ngoài trời.

Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, bao gối, màn cửa và phơi dưới ánh sáng mặt trời.

Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải.

Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà.

Nếu trẻ bị dị ứng nhiều, hạn chế cho chơi thú nhồi bông.

Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa, hương liệu hay những chất nặng mùi khác. Đối với dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, người bệnh nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế.

Dùng thuốc trong chữa và điều trị viêm mũi dị ứng


Hầu hết các trường hợp viêm mũi dị ứng đều đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Thuốc chống nghẹt mũi có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với Antihistamines. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như hồi hộp, lo âu, mất ngủ và quánh đàm. Chất phenylpropanolamine trong nhiều loại thuốc (như Contac, Decolgen) còn gây biếng ăn và có nguy cơ gây tai biến mạch máu não.

Không nên dùng thuốc chống nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày. Việc lạm dụng nó sẽ gây hiện tượng sinh lý phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, rất khó điều trị.

Cắt Amidan - cần lưu ý những vấn đề gì?

Tại các bệnh viện Tai mũi họng, cắt Amidan là một phẫu thuật hầu như được tiến hành nhiều nhất, đặc biệt là vào mùa hè. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi cắt Amidan.

1. Những trường hợp nên cắt Amiđan


Tần số: Viêm nhiễm quá 5 lần/năm hoặc quá 7 lần/2 năm liên tiếp.

Đã có biến chứng tại chỗ: Viêm tấy A, áp-xe quanh A.

Đã có biến chứng gần: Viêm họng, viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm kết mạc, viêm thanh quản, viêm khí phế quản, viêm phổi...

Đã có biến chứng xa: Nhiễm trùng huyết, viêm thận, viêm khớp, viêm màng trong tim...

Ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể về thể chất, tinh thần.

Ảnh hưởng chức năng nuốt, nói, thở (đêm ngáy to+cơn ngừng thở).

Viêm Amiđan gây hôi miệng.

Triệu chứng viêm amidan do virus là toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực và xuất tiết trong, amidan sưng to và đỏ, các tổ chức bạch huyết thành sau họng cũng sưng to và đỏ gây cảm giác khó chịu.

2. Một số điều cần lưu ý khi cắt Amiđan


Khi cắt Amiđan, bạn cần cho phẫu thuật viên biết những loại thuốc điều trị thường dùng. Ðặc biệt là Aspirin, các thuốc chống đông máu. Phải báo ngay với bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng với một số thuốc nào đó.
Phẫu thuật cắt Amiđan nói chung được thực hiện dưới gây mê toàn thân và thực hiện bằng các thao tác của dụng cụ qua đường miệng.

Sau phẫu thuật, mỗi hốc Amiđan sẽ để lại một cái "hố", "hố" này cần 8-15 ngày để liền sẹo. Các "hố" được phủ bởi một màng trắng, giống như mủ gọi là giả mạc. Sau 7-10 ngày, giả mạc bong đi có thể chảy ít máu, không đáng ngại.

Sau khi cắt amiđan, bạn sẽ thấy nuốt rất đau, như trong trường hợp viêm họng nặng. Do vậy, cần phải có một chế độ ăn thích hợp để phục hồi lại chức năng nuốt nhanh. Bạn sẽ được kê đơn thuốc giảm đau. Thời gian nằm viện và chăm sóc sau mổ sẽ được quyết định bởi phẫu thuật viên. Thông thường, bệnh nhân không nên kiêng cữ nhiều sau khi cắt amiđan. Trong 10-15 ngày hậu phẫu, cần ăn thức ăn lỏng, nguội, mềm; tránh đồ chua, cay, cứng, nóng. Trong 2 ngày đầu, bệnh nhân nên uống sữa lạnh, 2 ngày kế ăn cháo lỏng để nguội, 2 ngày sau nữa ăn cơm nhão (có rau, thịt băm, canh) và 2 ngày tiếp theo ăn cơm thường nhưng để nguội. Sau 10-15 ngày thì chế độ ăn uống trở lại bình thường.

Sau khi cắt amiđan thì bệnh nhân không cần phải kiêng nói, tuy nhiên không nên nói quá lớn như thể có thể gây bung chỉ vết mổ gây chảy máu. Do đó, người bệnh cần giữ giọng ở mức vừa phải và tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Phân biệt viêm mũi họng xuất tiết và viêm xoang

Viêm mũi họng xuất tiết và viêm xoang đều là những căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về các bệnh này. Một số người đặt ra câu hỏi: viêm mũi họng xuất tiết có phải là viêm xoang không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin và dấu hiệu phân biệt các căn bệnh này nhé.

Viêm mũi họng xuất tiết là tình trạng mũi có dịch và họng cũng có dịch nhày, thường xuất hiện trong trường hợp viêm mũi họng cấp, trong trường hợp bị cảm cúm. Như vậy không phải là viêm xoang, chỉ cần dùng thuốc co mạch và giảm xuất tiết thì bệnh sẽ đỡ, không cần dùng kháng sinh. 

Còn viêm xoang, đó là viêm những cái hốc xoang nằm cạnh xung quanh mũi, bao gồm nhiều xoang: xoang trán, xoang sàng, xoang bướm, xoang hàm... Các xoang này đều có lỗ thông ra mũi. Chỉ viêm xoang khi các nhiễm khuẩn đi từ mũi vào xoang gây nên ứ mủ trong các xoang và mủ này thấy xuất hiện trong các ngách mũi. Cách điều trị cũng phức tạp hơn, ngoài những thuốc như như ở bệnh viêm mũi họng thì còn cần dùng thuốc tiêu viêm mới có kết quả. 

Có thể nhận biết bệnh viêm xoang qua các dấu hiệu: đau đầu; nghẹt mũi; cảm thấy đau hoặc bị đè nặng ở trán, hai bên má, mũi và giữa hai mắt; giảm chức năng khướu giác; đau nhức trong răng…

Trường hợp không biết chắc là mình bị viêm xoang hay viêm mũi họng xuất tiết, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Việc điều trị bệnh nên tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản của các chuyên gia để giúp các bạn phân biệt bệnh viêm xoang với bệnh viêm mũi họng xuất tiết, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của mình và người thân. 

Tổng qua về bệnh viêm mũi xuất tiết

Bệnh viêm mũi xuất tiết là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là vào mùa lạnh. Vì thế các bậc phụ huynh cần lưu ý và trang bị một số kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ và đối phó với căn bệnh này.

Viêm mũi xuất tiết là gì?


Viêm mũi xuất tiết là tình trạng mũi và họng có dịch nhầy, thường xuất hiện trong trường hợp viêm mũi họng cấp, cảm cúm. Những triệu chứng kể trên chứng tỏ đây không phải là viêm xoang. Tuy không nguy hiểm nhưng viêm mũi xuất tiết lại rất hay gây biến chứng làm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe như giảm thị lực, viêm họng, ho kéo dài, viêm thanh – khí – phế quản… Chính vì thế cần chẩn đoán và điều trị viêm mũi xoang ở giai đoạn xuất tiết.

Nguyên nhân gây viêm mũi xuất tiết ?


Viêm mũi xuất tiết thường bắt đầu bằng dấu hiệu hắt hơi, rồi chảy nước mũi trong. Lúc này niêm mạc mũi nề sũng làm ngạt, tắc mũi thường xuyên.

Viêm mũi xoang xuất tiết chủ yếu hình thành và phát triển trong mùa lạnh, nhất là giai đoạn chuyển mùa từ nóng sang lạnh.

Bệnh viêm mũi xuất tiết thường do thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm quá cao và môi trường bị ô nhiễm. Khói thuốc lá, khói bụi, hóa chất… gây cho mũi khó thở, dịch nhầy không tiết được ra ngoài. Bệnh thường gặp ở trẻ em vì cơ thể của trẻ có sức đề kháng yếu, không có khả năng chống lại những vi khuẩn gây bệnh.
Để phòng chống viêm mũi xoang xuất tiết, bạn nên đeo khẩu trang khi ra đường, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh. Nhà nên kín gió và luôn thông thoáng, sạch sẽ. Nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước trái cây và muối khoáng. Có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý. Tập thể dục, yoga, thiền… là cách nâng cao thể trạng.

Điều trị viêm mũi xuất tiết không khó


Rửa mũi xoang hằng ngày: Dùng lọ nước muối sinh lý 0.9% loại 250- 500 ml treo cao khoảng 1,5- 2m, cắm dây dịch truyền vào bình, đầu kia thay kim tiêm bằng ống hút inox, bạn ngồi cúi đầu ra trước, hứng chậu nước dưới chân, mở van cho dòng nước muối xịt mạch vào mũi, như vậy các chất tiết, chất viêm, vi trùng… trong các ngách mũi xoang sẽ bị kéo ra.

Sử dụng thuốc giảm xuất tiết từ niêm mạc mũi xoang đường uống như nhóm thuốc kháng histamin H1 chọn lọc. Nhóm thuốc này có tác dụng phong bế các thụ thể H1 ở ngoại biên, ức chế phóng thích histamin từ dưỡng bào như Chlorpheniramin maleat, loratidin, fexofenadin hydoclorid, desloratidin…

Thuốc làm săn khô niêm mạc mũi là nhóm muối bạc: argyrol, thuốc này dễ bị phân hủy bởi ánh sáng nên thuốc được bọc bởi một lớp giấy than chống ánh sáng và sử dụng mỗi lọ chỉ dưới 10 ngày.

Thuốc chống viêm mũi xoang xuất tiết có corticoid dạng nhỏ như polydexa, collydexa… dùng dưới 7 ngày. Thuốc corticoid tại chỗ tuy chỉ có khoảng 2% hấp thu vào máu nhưng nếu không được điều trị đúng phương pháp cũng sẽ gây một số biến chứng. Vì tác dụng ức chế sự lành vết thương của corticoid, các bệnh nhân vừa qua phẫu thuật mũi hay chấn thương mũi không được dùng corticoid đường mũi cho tới khi lành.