Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Dùng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng (VMDƯ) ngày càng phổ biến, có người chỉ bị theo mùa, có người bị quanh năm. Việc điều trị viêm mũi dị ứng khỏi vĩnh viễn là rất khó vì loại trừ hoàn toàn các dị nguyên khỏi môi trường là điều gần như không thể. Không có một công thức, phác đồ điều trị chung cho mọi người bệnh.
Điều trị viêm mũi dị ứng dùng thuốc nào?
Dùng thuốc chống ngạt mũi: Thường dùng naphazolin, xylometazolin... nhỏ hoặc xịt vào mũi 2 - 3 lần/ngày. Thuốc gây co mạch chống phù nề do đó hết nghẹt mũi, người bệnh dễ thở, cảm thấy dễ chịu ngay.
Tuy nhiên, cần lưu ý không lạm dụng, chỉ dùng thuốc trong thời gian ngắn (thường không quá 7 ngày), vì dùng các loại này kéo dài dễ gây hiện tượng quen thuốc không có hiệu quả nữa, thậm chí còn gây “tác dụng dội ngược” làm nghẹt mũi nhiều hơn. Mặt khác, không những thuốc có tác dụng tại chỗ mà còn thấm qua niêm mạc vào máu gây tác dụng toàn thân, bởi vậy không nên dùng liều cao dài ngày, không dùng cho trẻ em dưới 7 tuổi.
Thuốc nhóm corticoid: Tuy có thể dùng viên corticoid uống có tác dụng toàn thân, nhưng nó có nhiều tác dụng phụ có hại. Bởi vậy, corticoid nên dùng dạng xịt vào mũi tốt hơn. Khi xịt, thuốc chủ yếu tác dụng tại chỗ, tuy có hấp thu vào máu nhưng với hàm lượng rất nhỏ, không gây tác dụng phụ như corticoid dùng uống. Nếu dùng, người bệnh nên xịt sớm khi bệnh còn nhẹ. Việc điều trị cần phải kéo dài một thời gian nhất định, thường một năm dùng một tháng thì bệnh gần như ổn định trong cả năm.

Cách điều trị bệnh viêm xoang trán

Trong các thể viêm xoang thì viêm xoang trán hay gặp hơn cả. Viêm xoang trán là tình trạng viêm 1 hoặc 2 xoang trên vùng trán. Xoang trán có vị trí cao, nằm ngay trên ổ mắt, trong chiều dày của xương trán, chỉ ngăn cách với não bởi một vách xương và thông thương với hốc mũi qua một ngách dài (còn gọi là ống trán - mũi). Đặc điểm nói trên khiến chứng viêm xoang trán có những triệu chứng khá đặc biệt, trước hết là nhức đầu (dấu hiệu tất yếu của bệnh này).

Triệu chứng
Khi các xoang này bị viêm thì có 1 số triệu chứng sau:
 Chảy mũi: Dịch mũi thường nhầy đặc, dính, hoặc lẫn mủ xanh, vàng nâu. Đối với những người bị viêm xoang quá lâu, dịch nhầy  quá dính và nhiều đã lấp hết đường dẫn lưu từ xoang xuống khe mũi thì có thể chảy mũi rất ít, thậm chí không thấy chảy mũi.
Đau nhức: Người bị bệnh viêm xoang trán có biểu hiện đau nhức vùng giữa trán, đau dọc theo 2 bên lông mày lan ra vùng thái dương  ( Viêm 1 bên xoang thì sẽ đau nhức 1 bên). Nếu bị viêm nặng nhiều mủ sẽ thấy đau tức vùng hốc mắt trên, ấn nhẹ vào thấy rất đau. Trường hợp bị viêm nhẹ thì có thể không thấy đau nhức, hoặc chỉ khi thời tiết thay đổi mới thấy đau nhẹ.
Điều trị viêm xoang trán
Việc điều trị viêm xoang trán cũng như các xoang khác. Muốn điều trị triệt để thì phải giải quyết các vấn đề sau:
1. Làm sạch dịch mủ nhầy bám trong các hốc xoang, xoang phải sạch hoàn toàn.
2. Làm lành và khôi phục hoạt động của niêm mạc xoang như đúng chức nặng của nó.
3. Lưu thông được đường thở, không bị tắc nghẽn.

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Không nên chủ quan với bệnh viêm xoang ở trẻ em

Mặc dù tỷ lệ trẻ em mắc viêm xoang có tỷ lệ thấp hơn so với người lớn nhưng đứng về mức độ nguy hiểm thì viêm xoang ở trẻ em cần được lưu ý hơn, bởi vì nó ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ và có thể gây biến chứng.
Nhiều biến chứng tai hại
Triệu chứng của viêm xoang ở trẻ em nghèo nàn hơn và khó chẩn đoán hơn viêm xoang ở người lớn tuổi.
Thường trẻ em bị viêm xoang cấp tính thì có viêm họng, sốt nhẹ, chảy mũi kéo dài từ một đến vài tuần.
Ho, hắt hơi, đôi khi có buồn nôn, đau đầu (với trẻ nhỏ thì biểu hiện quấy khóc và ít chịu chơi). Đồng thời thường mệt mỏi, da xanh, trẻ lười ăn, ăn kém và khó ngủ.

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Mẹo nhỏ giúp bé phòng và tránh viêm mũi, ngạt mũi

Sổ mũi kéo dài, nhất là khi có tình trạng “thò lò mũi xanh” có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Đây là bệnh nguy hiểm với trẻ vì do đặc điểm thể trạng, xoang trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa…
Khi thấy trẻ sổ mũi trên 3 ngày không khỏi, hoặc nước mũi đổi màu, cần đưa đến bác sỹ chuyên khoa Tai mũi họng để có thăm khám thích hợp. Không nên tự ý dùng kháng sinh.
Trong thời tiết mùa đông lạnh giá, mẹ hãy thử áp dụng một vài cách sau để phòng tránh ngạt mũi, viêm mũi cho bé nhé.

Mẹo chữa chứng ngủ ngáy hiệu quả

Ngủ ngáy là vấn đề phổ biến mà hàng triệu người trên thế giới đang mắc phải. Có một vài mối liên quan giữa ngáy ngủ và thực phẩm mà bạn ăn. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn một số mẹo chữa chứng ngủ ngáy hiệu quả.
Tránh ăn quá no
Đừng đi ngủ sau khi đã ăn một bữa quá no. Sau khi ăn no, bạn nên đi bộ để thức ăn có thể được tiêu hóa nhanh hơn. Ăn quá no và quá nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng vào ban đêm có thể gây nên chứng ngáy ngủ.