Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Cẩn trọng với bệnh viêm tai giữa cấp

Viêm tai giữa là tình trạng viêm cấp toàn bộ hòm nhĩ và màng nhĩ, tiến triển trong vòng 3 tuần với các triệu chứng như sốt, đau tai, màng nhĩ đỏ.


BS Nguyễn Thanh Vinh, Khoa Thính học, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết, viêm tai giữa điều trị sớm và kịp thời sẽ khỏi hoàn toàn và không để lại bất cứ di chứng nào. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm cấp, thủng màng nhĩ hoặc viêm tai giữa mạn tính, liệt mặt, nghe kém hoặc điếc có thể ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ. 

Nếu xảy ra ở trẻ nhỏ sẽ bị xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt, viêm xương chũm. Nguy hiểm hơn là biến chứng nội sọ như viêm màng não, viêm não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng, viêm tắc xoang tĩnh mạch bên... dễ gây tử vong.

viêm tai giữa


Biến chứng khôn lường 

Khi bị viêm tai giữa thì nên đến khoa tai mũi họng hoặc bệnh viện tai mũi họng để khám và điều trị thích hợp. Không nên tự ý dùng thuốc "dân gian" nhỏ vào tai như dầu, thuốc bột, thuốc nước tự pha chế, sẽ gây nhiễm trùng và biến chứng nặng hoặc có thể điếc vĩnh viễn... 

Theo BS Thanh Vinh, tùy vào tình trạng và giai đoạn của bệnh mà có hướng điều trị thích hợp, thông thường bệnh nhân sẽ được điều trị với kháng sinh, kháng viêm, giảm đau và nhỏ thuốc tai. Trong trường hợp màng nhĩ thủng và có mủ, vấn đề vệ sinh tai và rửa tai mỗi ngày là cần thiết. Trong trường hợp bị biến chứng tụ mủ ở xương thái dương, bệnh nhân cần được dẫn lưu mủ lâu hơn: cần đặt ống thông nhĩ, thường làm dưới gây mê. Đặt ống thông nhĩ còn được chỉ định trong trường hợp viêm tai giữa cấp tái phát nhiều lần. 

BS Vinh cũng cho biết thêm, nhờ có nhiều kháng sinh hiệu quả, ngày nay viêm tai giữa cấp thường ít dẫn đến biến chứng. Triệu chứng thường thuyên giảm trong vòng 48 giờ sau khi dùng kháng sinh. Dịch tai giữa ngược lại có thể tồn tại kéo dài dù được điều trị đầy đủ có thể chuyển thành viêm tai giữa tiết dịch, nghe kém. 70% còn dịch tai giữa sau 2 tuần; 50% sau 1 tháng; 20% sau 2 tháng và 10% sau 3 tháng. Bệnh nhân có biến chứng phải nhập viện điều trị tích cực, can thiệp phẫu thuật. 

Khi chảy mủ tai cần khám chuyên khoa tai mũi họng ngay, điều trị kịp thời tránh biến chứng. Không tự ý nhỏ thuốc hay thổi thuốc vào tai. Xì mũi đúng cách như bịt lỗ mũi bên này và xì mũi bên kia nhẹ nhàng. Không nên bịt chả 2 mũi và xì mạn vì khi làm như vậy vô tình đưa vi khuẩn từ vùng mũi họng vào tai giữa. Ngoài ra, có thể chủng ngừa vi khuẩn phế cầu, Streptococcus pneumoniae. Cải thiện điều kiện vệ sinh, môi trường, nhà ở sạch sẽ.

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Liệu pháp tự nhiên đối phó viêm xoang

Xông các xoang, chườm ấm, đun sôi lá chanh để súc miệng... là những biện pháp tốt cho bệnh nhân viêm xoang.


Viêm xoang là bệnh khá phổ biến, do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh viêm xoang là nghẹt mũi, nhức đầu dữ dội, đau mặt, chảy nước mũi… Bệnh gây ra nhiều phiền toái rất lớn vì thường kéo dài, phải điều trị phức tạp. 

 

Theo Medic Magic, bạn có thể thử một vài biện pháp điều trị bệnh tự nhiên, đơn giản, dễ dàng mà không có tác dụng phụ như dưới đây.


Xông xoang bằng tinh dầu bạch đàn

benh viem xoang
Tinh dầu bạch đàn giúp làm sạch chất nhầy ở khoang mũi.


Nhỏ một vài giọt tinh dầu bạch đàn trong một bát nước nóng. Trùm một chiếc khăn phủ đầu bạn và cái bát, sau đó hít hơi nước bằng mũi. Điều này giúp bạn làm sạch chất nhầy và cảm thấy dễ chịu ngay lập tức.

Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc

Biện pháp khắc phục đơn giản nhất của bệnh viêm xoang là nghỉ ngơi. Ngủ nhiều như bạn có thể. Điều này giúp cơ thể chống lại các viêm nhiễm và phục hồi nhanh chóng.

Uống nhiều nước

benh viem xoang


Uống nhiều nước như nước ép trái cây và nước. Nước là biện pháp khắc phục tốt nhất để rửa sạch các chất nhầy. Chính những chất nhầy này khiến ta khó thở, khó chịu. Tuy nhiên, bạn cần tránh uống rượu, nếu không bệnh của bạn sẽ trầm trọng hơn.

Chườm ấm

Đắp khăn ướt ấm xung quanh mũi, đầu, mặt và mắt để giảm đau, giúp chất nhầy dễ thoát hơn.

Dầu dưỡng lá chanh

benh viem xoang
Lá chanh chống lại vi trùng gây bệnh xoang hiệu quả.

Bạn có thể đun sôi lá chanh khô khoảng 10 phút. Sau đó lọc hỗn hợp và sử dụng dung dịch này để súc miệng. Nó là sự cứu trợ tuyệt vời với những ai bị bệnh viêm xoang.

Ngoài các biện pháp nói trên, bạn cũng cần thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ

Con tôi lên 6 tuổi nhưng từ lúc lên 3 tuổi cháu hay nghẹn mũi. Đêm hay quấy, gần sáng mới ngủ vì thế cháu hay đi học muộn. Mỗi lần như vậy tôi hay cho cháu uống thuốc trị viêm mũi dị ứng.


Tôi cũng cho con đi điều trị nhiều nơi mà không thuyên giảm. Hiện giờ tôi rất lo lắng sợ để lâu bệnh của con dễ bị hen suyễn. Xin giới thiệu cho tôi địa chỉ nào uy tín, hiệu quả để chữa trị viêm mũi dị ứng. (Thảo, Krong Nang, Dak Lak).



trị viêm mũi dị ứng

Trả lời:

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng có thể do cơ địa dị ứng, nhiễm trùng (huyết nhiệt); dị ứng do trời lạnh, thời tiết thay đổi (phế hư - vệ khí hư) dễ gặp phải các tác nhân phong hàn, phong nhiệt, nhiệt độc mà gây ra bệnh.

Triệu chứng dễ nhận thấy của viêm mũi dị ứng là ngứa mũi, hắt hơi nhiều, ngạt thở, nước mũi trong hoặc có mủ đặc quánh, đau đầu, mờ mắt. Trường hợp có vách ngăn, cong vẹo hay các cục thịt thừa (pholip) thì bị ngạt nhiều, khó thở, tai ù.

Một khi nặng, bệnh dễ biến chứng thành hen phế quản, hen suyễn, viêm họng hạt, viêm amydan... hay bị đau đầu, mất ngủ. Bệnh sẽ khó chữa hơn.

Vì tai, mũi, họng thông nhau nên khi trị viêm mũi dị ứng cần phải chữa toàn diện mới khỏi. Nếu bạn đã chữa Tây y nhiều mà không được, hãy thử chuyển sang y học cổ truyền xem sao. Đông y có nhiều bài thuốc trị viêm mũi dị ứng, được chế thành dạng thuốc bột hoặc thuốc nhỏ giống thuốc nhỏ mũi rất dễ sử dụng cho trẻ em. Bạn có thể tìm các địa chỉ uy tín để mua.

Dinh dưỡng hợp lý cho người viêm xoang mãn tính

Nước soda, các loại nước có gas thường gây ra ợ nóng, có thể dẫn đến trào ngược khí ra khỏi dạ dày, sẽ gây hại cho người bị viêm xoang mãn tính.


Viêm xoang cấp tính khi không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không triệt để, lâu ngày chuyển thành viêm xoang mãn tính.


Viêm xoang mũi mãn tính được chia thành 2 thể bệnh:


Thể phế khí suy hư

Các triệu chứng thường gặp là nghẹt mũi, chảy nhiều nước mũi trắng nhầy, niêm mạc mũi dày, gặp lạnh càng nặng hơn, đau đầu, chóng mặt, thở ngắn, tay chân lạnh, người mệt mỏi, không có sức, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng.

Nên dùng những thực phẩm có tác dụng làm ấm phổi, bổ phế, trừ phong, trừ hàn, thông mũi như gừng tươi, củ hành, hành tây, củ sả, rau hẹ, rau kinh giới, rau húng quế, tía tô, bạc hà, hoắc hương, rau diếp cá. 

viêm xoang mãn tính
Các loại rau như hẹ, kinh giới, húng quế, tía tô, bạc hà, hoắc hương diếp cá... có tác dụng làm ấm phổi, thông mũi...

Canh tôm, củ cải trắng

Củ cải trắng 150 g, đậu hũ 100 g, tôm đất 100 g, giá đậu xanh 50 g, gừng 3 g, hành 5 g, tỏi 5 g, dầu ăn 30 g, muối một ít.

Củ cải trắng rửa sạch, cắt miếng; giá đậu xanh rửa sạch, bỏ rễ; đậu hũ rửa sạch, cắt miếng vuông; tôm rửa sạch, bóc vỏ, giã dập; gừng cắt lát, hành cắt khúc, tỏi bỏ vỏ xắt lát.

Đun nồi nóng, cho dầu vào, khử gừng, hành cho thơm. Cho 1.000 ml nước vào nấu sôi với củ cải trắng bằng lửa lớn. Sau đó cho các thứ còn lại vào nấu bằng lửa nhỏ đến khi chín, nêm gia vị vừa ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần, trong bữa cơm.

Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ phế, ích khí, thích hợp với người bị viêm xoang mũi, suy nhược cơ thể do phế khí suy hư. Có thể thay củ cải trắng bằng rau hẹ, bí đỏ, cà rốt, khoai lang bí, khoai mài.

Canh thịt heo, cà tím, dưa leo

Thịt heo nạc 100 g, cà tím 100 g, dưa leo 80 g, tỏi 10 g, hành 5 g, dầu mè 30 g, muối một ít.

Dưa leo rửa sạch, cắt miếng; cà rửa sạch, cắt miếng; thịt heo rửa sạch, cắt miếng; hành cắt khúc ngắn; tỏi bỏ vỏ giã nát.

Để nồi nóng đổ dầu vào, khử hành cho thơm, rồi xào sơ thịt heo đã ướp tỏi. Sau đó cho nước vào nấu sôi, rồi bỏ các thứ nấu thêm chừng 20 phút là được. Một ngày ăn 1 lần, dùng trong bữa cơm.

Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bổ khí huyết, thích hợp với người bị viêm xoang mũi, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, mất ngủ.

Trà củ sen, nho, mía, củ năng

Củ sen 200 g, củ năng 200 g, lê 200 g, mía 1 khúc 1 kg, nho 200 g, mật ong 100 g.

Củ sen, lê, củ năng, nho, rửa sạch, cho vào máy ép vắt lấy nước; mía cắt khúc, ép lấy nước, hoà 2 thứ nước lại, cho thêm mật ong vào.

Nấu sôi với lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ, nấu đến khi nước hơi sệt lại. Cất vào lọ thủy tinh. Khi uống pha thêm chút nước nóng, ngày uống 2 lần trong lúc bụng đói, mỗi lần uống khoảng 50 ml.

Món này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bổ phế, ích khí tiêu đàm, thông mũi, thích hợp với người bị viêm xoang mũi, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, mất ngủ.

Rau chân vịt (cải bó xôi) xào nấm tuyết (ngân nhĩ)

Rau chân vịt 200 g, nấm tuyết 20 g, gừng 5 g, hành 10 g, tỏi 10 g, dầu mè lượng thích hợp, muối một ít.

Rau chân vịt rửa sạch, cắt khúc, dùng nước sôi trụng sơ, để ráo nước; nấm tuyết ngâm nước, làm sạch, bỏ cuống, xé thành sợi; gừng, tỏi cắt lát, hành tỉa hoa.

Để chảo nóng, cho dầu mè vào, chờ dầu nóng cho hành, gừng vào khử cho thơm; bỏ rau chân vịt, nấm tuyết vào xào chín là được, nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn trong bữa cơm.

Món ăn này có tác dụng bổ phế, thông mũi, trừ đàm, trị ho, hạ huyết áp.

Thể tỳ khí suy hư

Các triệu chứng thường gặp là nghẹt mũi nặng, chảy nhiều nước mũi trắng dính hoặc vàng đặc, niêm mạc mũi dày, chóng mặt, thở ngắn, ăn uống kém, bụng đầy, tiêu lỏng, tay chân nặng nề, người mệt mỏi, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng.

Nên dùng những thực phẩm có tác dụng kiện tỳ, ích khí, lợi thủy, trừ thấp, thông mũi như ý dĩ, củ nghệ vàng, khoai mài, củ từ, hạt sen, củ sen, đậu ván, đậu đỏ, tàu hủ ky, đậu hủ, rau diếp cá, rau sam, bắp, gạo lứt, sắn dây, khoai lang bí, khoai mỡ, khoai tía, khoai sọ, khoai tây, cà rốt, bí đỏ, củ dền... 

viêm xoang mãn tính
Cà tím tốt cho người viêm xoang mãn tính.

Trà rau cần, táo đỏ

Rau cần tây 150 g rửa sạch cắt nhỏ, táo đỏ 2 trái rửa sạch bỏ hột, trà ngon 3 g. Cho tất cả vào nồi nấu 1 lít nước, sắc còn 750 ml, uống thay nước trà trong ngày.

Công dụng làm êm dịu thần kinh, an thần. Thức uống này thích hợp với người bị viêm xoang mũi, suy nhược thần kinh, ăn uống kém, mất ngủ, tăng huyết áp.

Cháo gạo lứt, rau chân vịt, rau cần tây

Gạo lứt 80 g, rau chân vịt 250 g, rau cần tây 250 g.

Rau chân vịt, rau cần rửa sạch, cắt khúc, gạo vo sạch. Nấu gạo thành cháo, rồi bỏ hai thứ rau trên vào nấu sôi thêm 10 phút là được. Mỗi ngày ăn 1 lần vào lúc đói bụng.

Món cháo này có tác dụng dưỡng huyết nhuận táo. Thích hợp với bệnh viêm xoang mũi mạn tính, người cao huyết áp bị táo bón, tiểu không thông.

Cháo gạo lứt, cà tím

Cà tím 50 g rửa sạch cắt miếng; khoai mài 50 g ngâm mềm, cắt miếng; gạo lứt 80 g vo sạch. Cho các thứ trên vào nồi nấu thành cháo. Trước tiên dùng lửa lớn nấu sôi, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm 30 phút. Ăn mỗi ngày 1 lần.

Món cháo này có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí huyết, có ích cho người bị viêm xoang mũi mạn tính, người bị cao huyết áp.

Ăn uống gì giảm chứng viêm xoang

Người bệnh viêm xoang nên sử dụng trà hoa cúc, trà gừng, hoặc thêm gừng, sả vào món ăn. Đường trong trái cây có thể làm cho chất nhầy của mũi quánh đặc.

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM đưa ra một số lưu ý cần thiết cho người bệnh viêm xoang.




Viêm mũi dị ứng có thể gây nhiều biến chứng

Viêm mũi dị ứng có thể gây biến chứng viêm xoang, viêm mũi xoang nhiễm trùng vì ứ đọng dịch tiết, viêm họng - viêm thanh quản do phải thở bằng miệng... 

Vì vậy việc điều trị viêm mũi dị ứng để tránh gây nhiều biến chứng là điều hết sức quan trọng.


Người bị viêm mũi dị ứng có thể sống một thời gian dài mà không có biểu hiện nào của bệnh trong khi đó các xét nghiệm lại chứng tỏ tình trạng dị ứng của cơ thể. Thế cân bằng này không ổn định và bệnh dị ứng sẽ xuất hiện khi có một số yếu tố thuận lợi như tiếp xúc quá lâu với các tác nguyên gây dị ứng, tinh thần căng thẳng, stress, yếu tố nội tiết (phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, thuốc tránh thai). 

trị viêm mũi dị ứng


Các loại dị nguyên gây viêm mũi dị ứng: Thường do các vật lạ bay lẫn trong không khí như phấn hoa, bụi nhà, trong đó con mạt là tác nhân chính. Nấm mốc, bụi khói công nghiệp, lông thú chó, mèo, ngựa, các loại hóa chất.

Có dị ứng hay không còn tùy thuộc vào cơ địa, tố chất di truyền của mỗi người. Tiền sử gia đình có vai trò rất quan trọng. Cha mẹ bị dị ứng có tỷ lệ con bị dị ứng cao. Phân nửa số con của cha và mẹ đều bị dị ứng sẽ bị dị ứng. Nếu chỉ cha hoặc mẹ bị dị ứng thì tỷ lệ này là 30%.


Điều trị viêm mũi dị ứng


Tránh tiếp xúc với dị nguyên

Cách điều trị viêm mũi dị ứng tốt nhất là tránh tiếp xúc với các dị nguyên và phòng ngừa không để các triệu chứng xảy ra.

Giữ nhà khô sạch, thoáng khí, hút bụi thường xuyên, không nuôi chó mèo, diệt chuột, gián. Cần loại bỏ nấm mốc, những con mạt, những nơi thiếu ánh sáng, giày cũ, sách báo cũ, cây cảnh, giấy dán tường, chiếu, mền, thảm trải nền nhà, các loại hoa khô.

Tăng cường sức đề kháng

- Giữ ấm: Vào mùa lạnh cần phải giữ ấm cơ thể đặc biệt khu vực vùng cổ, ngực và mũi, không nên tắm nước lạnh. Đối với những ai phải làm việc quá khuya, dậy quá sớm cần lưu ý vì thời điểm này dễ bị cảm và dễ chuyển thành viêm mũi xoang.

Tránh hít phải luồng không khí lạnh, khô một cách đột ngột, hoặc để mũi tiếp xúc với luồng gió máy lạnh, điều hòa đều có thể làm tổn thương, làm khô niêm mạc mũi xoang. Thực hiện một vài động tác giúp làm ấm vùng mũi vào buổi sáng: dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng, tay xoa xoa tập thở ra hít vào, thực hiện như vậy chừng vài phút.

- Bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây dị ứng. Trong không khí chứa rất nhiều tác nhân xấu, gây kích ứng niêm mạc mũi như bụi, khí thải, vi khuẩn, nấm mốc, khói thuốc lá, hóa chất… Cần tránh và hạn chế sự xâm nhập của các yếu tố này bằng cách sử dụng khẩu trang hoạt tính khi làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm khi đi ra ngoài đường.

- Vệ sinh vùng tai, mũi, họng. Đường hô hấp trên nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì tạo điều kiện cho các vi khuẩn ký sinh sinh sống và phát triển. Vì vậy cần vệ sinh họng, răng, miệng thật tốt: hằng ngày đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý. Khi bị viêm họng, viêm amidan, sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi... cần phải khám và điều trị dứt điểm để tránh bệnh trở thành mãn tính dễ gây viêm xoang về sau.

- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để làm loãng chất tiết nhày, giúp dịch tiết mũi lỏng hơn, chất nhày thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn, tránh ứ đọng, gây viêm nhiễm.

- Sử dụng thuốc hợp lý. Không nên lạm dụng một số thuốc nhỏ mũi, xịt mũi vì có thể bị lệ thuốc, gây nhờn thuốc, nhỏ thuốc đúng liều để tránh những tác dụng phụ đi kèm. Ngoài ra những người đã bị viêm xoang mãn tính nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý và đi khám sớm khi có những nghi ngờ biểu hiện của viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp.

- Khi bị viêm xoang, viêm mũi, bạn cũng có thể xông mũi bằng nước ấm, nước muối hoặc nước có pha một chút tinh dầu bạc hà giúp thông mũi.

Dùng nước muối sinh lý thường xuyên để rửa mũi, làm sạch niêm mạc mũi (tránh tiếp xúc lâu giữa niêm mạc mũi và kháng nguyên, bụi, hóa chất, vi trùng), giúp thông thoáng mũi, tạo điều kiện tốt cho thuốc xịt mũi tác dụng trên niêm mạc.

Giải mẫn cảm đặc hiệu

Khi thất bại trong việc kiểm soát môi trường và điều trị bằng thuốc, không dung nạp thuốc hoặc nhiều cơ quan cùng bị tác động của phản ứng dị ứng, bác sĩ sẽ điều trị bằng giải mẫn cảm đặc hiệu cho bệnh nhân.

Sau khi thử test, biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào, bệnh nhân sẽ được tiêm dưới da hoặc nhỏ dưới lưỡi chất kháng nguyên gây bệnh với nồng độ tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa.

Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90%, có hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo. Thời gian điều trị phải kéo dài 4-5 năm mới đạt được hiệu quả mong muốn, các triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng.


Vài điều cần lưu ý về viêm mũi dị ứng


- Cách điều trị viêm mũi dị ứng tốt nhất là phòng tránh tiếp xúc dị nguyên.

- Tốt nhất là dùng thuốc để phòng ngừa các cơn dị ứng, hơn là chữa các hậu quả của phản ứng.

- Nếu dùng corticoids thì an toàn nhất là dùng dạng thuốc phun tại chỗ.

- Đối với những bệnh nhân bị dị ứng cần phẫu thuật, nên chữa dị ứng trước mổ để đảm bảo kết quả.

- Phẫu thuật không chữa được viêm mũi dị ứng, nhưng nếu giải quyết được những lệch lạc về cấu trúc trong mũi thì rất có lợi. Có thể làm giảm 30-60% những triệu chứng của viêm mũi dị ứng do làm giảm các tác nhân gây kích ứng.

- Không phải bị nhảy mũi là bị dị ứng.

- Chỉ dùng kháng sinh trong các trường hợp bội nhiễm.

- Nếu việc chữa trị một bệnh nhân dị ứng đang tốt bỗng trở nên không hiệu quả, cần xem lại dị nguyên có bị thay đổi không, bị viêm mũi do thuốc hay bị bội nhiễm.

Chữa viêm xoang bằng rượu tỏi, mù tạt?

Mưa nắng thất thường rất dễ gây bùng phát bệnh viêm xoang. Viêm xoang là bệnh không nguy hiểm nhưng gây cảm giác đau nhức khó chịu. 

Đã có nhiều người chữa “mẹo”, tự chữa bệnh viêm xoang theo những “bài thuốc” truyền tai nhau, như dùng tỏi khô - rượu trắng hoặc dùng mù tạt... Bác sĩ Võ Quang Phúc - Phó giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM đã chia sẻ một số thông tin liên quan đến việc tự chữa bệnh này.

viêm xoang

PV: Nhiều người mách nhau bài thuốc chữa viêm xoang là dùng tỏi khô 40g thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40-45 độ, thỉnh thoảng lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ mười thì chuyển sang màu nghệ và có thể dùng. Nhỏ một, hai giọt vào và bóp nhẹ thành mũi cho ngấm. Người bệnh có cảm giác hơi xót nhưng chịu khó làm thường xuyên, sẽ thấy đỡ hơn hẳn. Ý kiến của bác sĩ về việc này?

- Bác sĩ Võ Quang Phúc: Trong tỏi có chất sát khuẩn. Nước ngâm tỏi, rượu tỏi… được dùng để ngăn ngừa cảm cúm, nhất là khi kháng sinh còn khan hiếm hoặc chưa có. Hiện tại, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dược phẩm đã đáp ứng tốt nhu cầu dùng kháng sinh của người bệnh.Việc dùng nước tỏi, rượu tỏi cần hết sức cân nhắc vì độ nồng cay của tỏi dễ làm hư niêm mạc mũi, nhất là trẻ em.

* Xin bác sĩ giải thích rõ tại sao tỏi có thể làm hư niêm mạc mũi?

- Mũi có hệ thống chất nhầy lông chuyển theo chiều từ trong ra nhằm bảo vệ và tống vật lạ, bụi bặm ra ngoài. Niêm mạc mũi có nhiều mạch máu sưởi ấm không khí trước khi vào phổi. Mũi là nơi chứa những dây thần kinh để bảo vệ những chất có hại cho niêm mạc mũi biểu hiện qua việc nhảy mũi. Đây là phản xạ tống xuất chất gây hại cho đường hô hấp ra ngoài.

Những biện pháp dân gian như dùng những loại thuốc nhỏ vào mũi, ngửi thảo dược không đúng cách, không đúng liều lượng, cũng như các biện pháp vệ sinh không đạt sẽ gây ra viêm mũi nặng hơn, thậm chí có thể làm thương tổn hệ thống niêm mạc và gây viêm mũi mạn tính, về lâu dài dẫn tới viêm xoang. Điều cần biết thêm là bất kỳ dung dịch nào nhỏ vào mũi mà quá kiềm hoặc quá axít đều sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi. Do đó, các loại thuốc nhỏ mũi Tây y luôn luôn có nồng độ pH gần như trung tính.

viêm xoang

* Nhiều người truyền tai nhau “bài thuốc” đơn giản là ăn mù tạt (wasabi). Khi ăn, mù tạt sẽ xông hơi và tiệt trùng xoang mũi giúp khỏi bệnh...

- Mù tạt, khi ăn vào sẽ thấy giảm nghẹt mũi, thông mũi, chảy nước mắt, và hơi nồng lên đầu. Lý do, tinh dầu hạt cải kích thích dây thần kinh số 5, kích thích hệ giao cảm, co niêm mạc mũi, co bóp túi lệ. Việc dùng mù tạt chỉ giảm triệu chứng tức thời, không có tác dụng chữa bệnh viêm xoang.

* Cách phòng bệnh ở mũi đúng cách và hiệu quả?

Cách phòng bệnh ở mũi hiệu quả nhất là dùng nước muối sinh lý bán tại các hiệu thuốc. Có hai dạng: xịt và nhỏ mũi. Một số loại thuốc chứa các nguyên tố vi lượng như lưu huỳnh kẽm, mangan v.v… Những nguyên tố vi lượng này giúp bảo vệ, tăng đề kháng của niêm mạc mũi. Đối với trường hợp viêm mũi thông thường sau khi cảm cúm, có thể chữa bằng cách nhỏ hoặc xịt nước muối sinh lý. Bệnh có thể dứt sau hai - ba ngày. Nếu sau đó người bệnh vẫn sổ mũi, đặc biệt là nước mũi trở nên đặc, có màu vàng xanh là biểu hiện bội nhiễm, nên đến bác sĩ chuyên khoa ngay. Để phòng viêm mũi, nên mang khẩu trang y tế khi ra đường, giữ ấm, chế độ ăn nhiều vitamin C.